Than phiền: 0909 576 798

Trong các phần trước Hostify.vn đã giới thiệu để các bạn nắm rõ về khái niệm, ý nghĩa và tư duy đúng về việc số hóa, chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tổ chức. Hôm nay, Hostify.vn sẽ tiếp tục cùng các bạn tìm ra giải pháp để doanh nghiệp, tổ chức của mình thực hiện số hóa, chuyển đổi số hiệu quả hơn nhé!

PHẦN 3:

1. Ý nghĩa sâu sắc của Số Hóa

Theo Hostify.vn biết được thì: “Số hóa còn là một tư duy và hành trình không bao giờ ngừng của một doanh nghiệp”.

Số hóa trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay là việc sống còn của doanh nghiệp


Đây là một khẳng định về ý nghĩa của Số hóa rất hay và đúng đắn nhất mà HOSTIFY.VN đã có dịp lắng nghe và chia sẻ từ nguyên văn của Cô Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch HĐQT Công ty Retail & Franchise Asia.

Cô được biết đến như là một nhà đầu tư, cố vấn, diễn giả ngành bán lẻ và nhượng quyền quốc tế, tác giả của nhiều cuốn sách nối tiếng mang tính xu hướng về thị trường, về công nghệ Ai tương lai ở thế giới và khu vực như: Mở cửa tương lai, NYM - Tôi Của Tương Lai, Tôi, Tương lai & Thế giới, Tôi đi tìm Tôi...

Các Bạn có thể tìm đọc thêm những cuốn sách của Cô để vận dụng những kiến thức hữu ích cho tổ chức, doanh nghiệp hay cho chính hành trang của bản thân nhé. Và tại sao Cô lại khẳng định như thế, thì chúng ta sẽ tiếp tục tiềm hiểu thêm nội dung sau để hiểu rõ hơn.

Trong mùa dịch covid 19 này, thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi số là điều thật sự vô cùng rất cần thiết đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Và tại sao Số hóa còn là một tư duy và hành trình không bao giờ ngừng của một doanh nghiệp thì Trước hết Bạn phải nắm, hiểu được nội dung, cũng như cách làm sau đây:

1.1. Nhiệm vụ đầu tiên: Bạn phải tự động hóa được việc tất cả các dữ liệu, thông tin mà Khách hàng liên hệ với Bạn từ Website, Facebook, Zalo, Instagram, Hotline...từ bất kỳ kênh nào đều cũng phải đổ về một cái bể và tạo thành nguồn dữ liệu, data giúp các Bạn lưu trữ cho riêng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của mình. Và cái bể này được hiểu như là: một hệ thống riêng để giúp cho Doanh nghiệp của bạn quản trị, phát triển kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

1.2. Điều thứ 2: Bạn phải đọc, hiểu, phân loại, xử lý được các thông tin trên các nguồn Data đó. bạn cũng cần phải xác định rằng những Data này đang nói với Bạn điều gì, nó có giúp cho Bạn tạo ra được những quyết định mới, những quy trình mới, những cách hoạt động mới, những cách bán hàng mới cho doanh nghiệp mình hay không? Có tạo ra được những trải nghiệm mới, những dịch vụ mới cho khách hàng hay không? Nếu những nguồn Data này chưa giúp bạn hiểu được những điều trên thì thật sự bạn đang lãng phí việc mà bạn gọi là số hóa đó! Và điều bạn cần làm là: Xác định, tìm hiểu, phân tích lại cách sử dụng nguồn Data này triệt để hơn.

1.3. Điều thứ 3: Nếu Bạn đã liên lạc với Khách hàng bằng hệ thống được rồi, thì Người quản trị cho các nguồn Data đó đã đưa ra những quyết định mang tính chiến lược đã nêu ở điều thứ 2 được chưa? Quy trình bên trong Doanh nghiệp đã sử dụng Data đó tự động hóa được chưa? Hiện nay doanh nghiệp của Bạn còn những chỗ nào có lỗi lớn mà cần phải được chỉnh sửa hay không?

Từ những câu hỏi đặt ra, thì Doanh nghiệp của bạn cần phải làm tiếp điều này: Bạn sẽ xây một bản đồ, bao gồm những điểm tiếp xúc do con người tạo ra chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hoặc giữa con người với thương hiệu, doanh nghiệp. Sau đó, xem xét lại có bao nhiêu điểm tiếp xúc? Và tại mỗi điểm đó hiện nay thì chỗ nào đang tạo ra nhiều lỗi nhất?

Ví dụ trường hợp cụ thể: Nếu một KH đăng ký dịch vụ hay mua sản phẩm một thương hiệu bên Doanh nghiệp của bạn, khách hàng đã đăng ký đặt hàng online, nhưng mặt hàng thương hiệu đó bên bạn cung cấp lại hết hoặc tạm ngưng loại sản phẩm, dịch vụ. Và sau mấy ngày nhận oder, thì nhân viên bên bạn chỉ gọi lại thông báo với KH là sản phẩm mà KH đặt hết rồi, nhân viên sẽ hủy đơn hàng cho khách hàng, rồi kết thúc và để khách hàng ra đi.

  • Khi nhân viên tiếp xúc gọi điện thông báo cho Khách hàng như vậy được gọi là điểm tiếp xúc của Thương hiệu với Khách hàng. Và hiện tại thì chính điểm tiếp xúc này đang có lỗi. Vì nếu cách hay tốt hơn thì Nhân viên đó phải gọi điện hỏi thăm, trao đổi, hoặc tư vấn lấy thêm thông tin, nguyện vọng để hướng sang 1 sản phẩm thương hiệu khác cùng doanh nghiệp, hoặc giữ liên lạc khách hàng, để sau này KH đó sẽ trở thành nguồn khách hàng tiềm năng cho Doanh nghiệp chứ không đơn giản là nhân viên chỉ báo hủy đơn hàng như thế,đặc biết nhất là đối với một mặt hàng có giá trị cao thì lại càng nguy cơ mất khách hàng rất nhanh.
  • Từ ví dụ trên có thể thấy rằng: nếu đứng về phía Doanh nghiệp, Bạn sẽ suy nghĩ cách gì và làm gì để tránh những lỗi của điểm tiếp xúc như vậy? Bạn có thể dùng tự động hóa để điểm tiếp xúc đó không gây ra lỗi này hay không? Lúc này thì Bạn còn hiểu thêm được rằng: Số hóa còn phải là công cụ giải quyết tư duy về cách làm kinh doanh của bạn nữa.
  • Vậy Bạn sẽ có những giải pháp cụ thể gì để giải quyết các vấn đề kinh doanh của bạn? Như trường hợp của ví dụ trên thì Doanh nghiệp sẽ đưa ra giải pháp là : huấn luyện lại nhân viên, xem lại các quy trình huấn luyện, đào tạo nhân viên có chuẩn chưa hay còn vấn đề lỗi gì hay không. Và cách nào để số hóa một phần của các điểm tiếp xúc còn lại?

Tóm lại, tất cả những điều nói ở trên là cách để giúp các Bạn tự đặt câu hỏi cho chính bản thân các bạn, cho Doanh nghiệp, Tổ chức của bạn để thay đổi mô hình kinh doanh. Nếu Bạn không tự đặt được các câu hỏi như tre thì Bạn sẽ không bao giờ có được 1 mô hình kinh doanh mới. 

2. Cách hiệu quả hơn để Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện việc Số hóa, Chuyển đổi số


Để tìm được cách hiệu quả hơn để doanh nghiệp, tổ chức thực hiện việc số hóa, chuyển đổi số,  Bạn cần làm được 2 điều trước tiên:

  • Bạn sẽ phải xây dựng hành trình của các điểm tiếp xúc giữa thương hiệu của bạn với nhân viên của bạn, với khách hàng của bạn lên 1 bản đồ, dù là online hay offline.

  • Việc tiếp theo là Bạn sẽ phải ưu tiên hóa những chỗ nào đang xảy ra nhiều lỗi nhất, để tự động hóa chỗ đó trước, chỗ nào ít hơn thì để sau, chỗ nào không điều chỉnh được thì cần thay đổi ngay.

Sau khi nắm được những điều trên thì Bạn sẽ biết cần số hóa ở đâu và cần sử dụng công cụ gì cho việc thay đổi mô hình kinh doanh ? Bởi vì công cụ thì không thiếu, nhưng quan trọng là Bạn hiểu được tại sao lại phải dùng công cụ đó.

Và có một điều quan trọng trong bước tiếp theo của số hóa hoặc thay đổi mô hình kinh doanh của bạn sẽ hiệu quả vượt bậc hơn, đó là: Tăng thêm yếu tố để tạo ra trải nghiệm cảm xúc cho khách hàng với thương hiệu của mình.

Vậy làm cách nào để làm được việc đó, hãy cùng HOSTFY.VN làm rõ hơn qua phần 4 với bài viết: “Thiết kế trải nghiệm khách hàng” nhé!
 


Liên hệ TƯ VẤN VIÊN HOSTIFY để được hỗ trợ nhanh chóng:
● Điện thoại: (028) 73 086 086 (Phím 1)
● Facebook: m.me/hostify.vn
● Email: hotro@hostify.vn

 

Icon Logo hostify

Web369 - Giải pháp website trọn gói

  •   Chỉ 3 phút có ngay website chuẩn SEO
  •   Gồm 6 tiện ích: Hosting + Domain + Source Web + SSL + Multi IP + Whois Protect
  •   Từ 90.000đ/tháng