Cloudflare là gì? có nên sử dụng cloudflare hay không?

CloudFlare là một cái thuật ngữ khá quen thuộc với các quản trị viên website. Giải pháp CloudFlare sẽ giúp cải thiện và tăng tốc độ cho khách hàng truy cập website lên đáng kể. Vậy thực tế thì cloudflare là gì? Cách cài đặt và sử dụng Cloudflare ra sao?  Hãy cùng Hostify.vn tìm hiểu và phân tích trong bài viết sau đây.

Cloudflare là gì?

Cloudflare là một dịch vụ DNS (Domain Name Server) trung gian, miễn phí có hỗ trợ CDN,  giúp kết nối người dùng (các client)  và máy chủ (server)  thông qua lớp bảo vệ CloudFlare.

Hoặc hiểu theo một cách khác: Thay vì người dùng phải truy cập trực tiếp vào website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS thì chỉ cần sử dụng máy chủ phân giải tên miền của Cloudflare để xem dữ liệu website.

Cloudflare, Inc là một Công ty được thành lập bởi Matthew Prince vào năm 2009, có trụ sở tại San Francisco, California, Hoa Kỳ. CloudFlare được rất nhiều Webmaster tin dùng hiện nay.

Dịch vụ CloudFlare được phát triển để xử lý từ 5% đến 10% lưu lượng truy cập Internet toàn cầu. Đây được xem như là một trong những nhà phát triển CDN lớn nhất trên thế giới hoạt động với chính sách khá khắt khe về tự do ngôn luận và nội dung trung lập.Và ngoài những chức năng thông thường, CloudFlare  còn có nhiều dịch vụ hấp dẫn khác như:  CDN, SPDY, Chứng chỉ số SSL, tường lửa chống DdosSpam, Forward Domain,…

Cloudflare là gì
Cloudflare la gi

Những ưu, nhược điểm của Cloudflare

Ưu điểm 

CloudFlare – dịch vụ miễn phí giúp bạn trải nghiệm những lợi ích của họ mang lại mà không cần thanh toán trước. Điều mà bạn cần làm khi muốn sử dụng là thay đổi DNS để trỏ đến Cloud Flare. Điều này giúp họ cung cấp cho bạn khả năng phân giải DNS nhanh và cấp quyền lưu trữ lượng truy cập web của bạn thông qua mạng của họ.

Tuy miễn phí, Cloud flare cũng sẽ cung cấp những ưu điểm, lợi ích nổi bật sau đây:

  • Tự tạo bản sao trang web: CloudFlare sẽ lưu một bản bộ nhớ đệm (cache) của website trên máy chủ của CDN của họ giúp website tăng tốc độ truy cập. Từ đó phân phối cho người dùng truy cập ở gần máy chủ đó nhất. Vi dụ: nếu bạn mua Hosting tại Hostify.vn đặt máy chủ đặt ở Việt Nam  thì người dùng ở New York sẽ truy cập chậm vì máy chủ vật lý ở xa và ngược lại. Bên cạnh đó, những dữ liệu tĩnh như hình ảnh, CSS, các tập tin,…cũng được CloudFlare nén gzip lại nên tốc độ tải nhanh hơn.
  • Giúp tiết kiệm được băng thông cho máy chủ , vì hạn chế truy trực trực tiếp vào máy chủ. Lúc này, băng thông sử dụng giảm hẳn chỉ còn 1/2 hay 1/3 so với trước khi dùng.
  • Giúp website tăng khả năng bảo mật, hạn chế được sự tấn công của DDoS, spam bình luận trên blog và một số phương thức tấn công cơ bản khác. Ngoài ra, bạn có thể cải thiện bảo mật website bằng cách sử dụng CloudFlare như: sử dụng SSL miễn phí để thêm giao thức HTTPS cho trang web; hạn chế truy cập từ các quốc gia chỉ định; cấm truy nhập với các IP nhất định; công nghệ tường lửa ứng dụng website; bảo vệ các trang có tính chất đăng nhập (gói Pro).

Nhược điểm 

  • Nếu website của bạn hosting trên máy chủ đặt tại Việt Nam, khách hàng truy cập cũng chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare sẽ làm chậm đi tốc độ tải trang của bạn vì chất lượng đường truyền quốc tế tại Việt Nam.

Nguyên nhân chính là: các truy vấn sẽ đi vòng từ Việt Nam đến DNS Server của CloudFare ở nước ngoài ( (Nhật, HongKong, hoặc Singapore, China) rồi mới trả kết quả về Việt Nam. Và hiện tại ở Việt Nam cũng chưa có data center của CloudFlare.

  • Thời gian uptime website phụ thuộc vào thời gian uptime của Server Cloud flare nếu bạn sử dụng

Tức là lúc này server của DNS này bị down hoặc chậm, làm cho việc truy xuất vào website của bạn cũng bị ảnh hưởng, gián đoạn và không thể phân giải được tên miền đang dùng. Bởi vì thời gian uptime máy chủ phụ thuộc vào thời gian uptime của máy chủ CloudFlare.

  • Website bị chặn do tường lửa. Đôi lúc Firewall của hosting mà website bạn đang đặt hiểu lầm dải IP của CloudFlare là địa chỉ tấn công.

Nếu dùng Shared Hosting, thi thoảng bạn sẽ gặp vấn đề dải IP của CloudFlare sẽ bị Firewall của hosting chặn. Bởi vì, nó sẽ hiểu lầm có 1 lượng lớn request từ dải IP đó đến hosting. Tuy nhiên hiện nay, CloudFlare đã có công nghệ tốt hơn  và có filter các dải IP vào whitelist nên vấn đề này cũng dễ dàng được giải quyết.

Xem thêm: Tìm IP thật của server sử dụng dịch vụ DNS Cloudflare

Có nên sử dụng cloudflare ?

Cloud flare vẫn đang được các nhà quản trị mạng tin dùng, tuy còn tồn tại một số hạn chế nhỏ. Dịch vụ này hiện tại đã ổn định và được đánh giá tốt hơn nhiều so với trước. Và bạn có thể dùng khi sử dụng dịch vụ DNS thông thường bằng cách tắt đám mây tên miền. Một số lý do bạn có thể cân nhắc khi sử dụng dịch vụ DNS trung gian này:

  • Về Tốc độ: Cloud flare là một máy chủ trung gian, thế nên chúng ta có thể thấy tất cả lưu lượng truy cập sẽ được xử lý thông qua máy chủ Cloudflare. Nếu lưu lượng là hợp lệ, Cloudflare sẽ gửi yêu cầu đến và chờ nhận dữ liệu từ máy chủ gốc. Sau đó nó sẽ xử lý một số công việc mà bạn đã thiết lập trên tài khoản và trả dữ liệu về cho người truy cập. Nếu như máy chủ của bạn gần với người dùng thì nó sẽ khiến họ truy cập Website chậm hơn. Ngược lại, với trường hợp máy chủ ở quá xa thì Cloudflare sẽ giúp tăng tốc độ tải trang.
  • Auto Minify (Tự động rút gọn) Chức năng này sẽ loại bỏ các ký tự không cần thiết ra khỏi mã nguồn mà không thay đổi chức năng. Điển hình như tự động loại bỏ chú thích, khoảng trắng,… để giảm lượng dữ liệu chuyển đi và cải thiện tốc độ tải trang.
  • Rocket Loader: Dịch vụ này sẽ trì hoãn tải tất cả JavaScript để ưu tiên nội dung của Website được hiển thị trước. Tuy nhiên, nó có thể khiến đoạn mã JavaScript bị lỗi nếu bạn sử dụng lệnh jQuery. Vì vậy, nếu không cần thiết thì bạn nên có thể tắt tính năng này đi.
  • Bảo mật: là yếu tố quan trọng để giữ cho Website của bạn luôn an toàn trước những tấn công mạng. Dịch vụ DNS này có hỗ trợ phát hiện và ngăn chặn Hacker tấn công trang của bạn.

dung thu hosting mien phiLời khuyên khi sử dụng

Là một trong những mạng lớn nhất hoạt động trên Internet, cloud flare được nhiều người sử dụng với mục đích tăng cường bảo mật và hiệu suất của các website hay dịch vụ của mình. Nhưng đi cùng những hạn chế, nhược điểm nêu trên thì của cloud flare, thì theo Hostify bạn chỉ nên sử dụng Cloud flare trong hai trường hợp sau:

  • Website của bạn được đặt máy chủ ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam nhưng có lưu lượng truy cập từ khắp nơi trên thế giới.
  • Website của bạn quan trọng, cần phải xác định địa chỉ IP để chống tấn công từ chối dịch vụ (DDos attack), spam

Còn lại các trường hợp bạn đang sử dụng host việt nam để phục cho người truy cập, người dùng đa số ở Việt Nam thì không nên dùng Cloud flare.

Cách cài đặt và sử dụng dns cloud flare

CloudFlare ngày càng phổ biến. Vì thế giao diện và cách sử dụng cũng được đơn giản hóa hơn để tất cả mọi người đều có thể dùng.

Sau khi đã biết rõ về Cloudflare la gi ? cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Nếu có quyết định sử dụng dịch vụ này cho website. Bạn có thể thực hiện qua 4 bước cài đặt cơ bản như sau:

Bước 1: Đăng kí một tài khoản

Bạn hãy truy cập vào trang chủ Cloudflare và đăng kí cho mình một tài khoản tại đây.

Bước 2: Đăng nhập vào cloud flare

Sau khi đăng kí tài khoản thành công, bạn đăng nhập vào bằng email + password vừa đăng kí. Nếu lần đầu tiên đăng nhập và chưa từng thêm website nào, bạn sẽ thấy màn hình như thế này:

Thêm website vào Cloudflare
Thêm website vào Cloudflare

Bước 3: Thêm địa chỉ website vào Cloud flare dash

Nhập vào website muốn sử dụng dịch vụ của Cloudflare DNS trung gian, miễn phí. Sau đó, bấm vào nút “Add site“ và chờ khoảng 60s để hệ thống kiểm tra.

Ngoài gói miễn phí, Cloud flare còn cung cấp các gói có phí nâng cao và được cải tiến thêm nhiều ứng dụng tiện ích.

Cloudflare dash

 

Sau khi nhấn  “Continue”, bạn chờ một lát để Cloud flare quét DNS có sẵn trong tên miền của bạn. Trong trường hợp, nếu bạn đã tạo record DNS trước đó, thì Cloud flare sẽ liệt kê,hiển thị chúng ở bên dưới. Còn nếu chưa có record DNS, bạn cần phải tạo DNS mới để trỏ tên miền.

Cách tạo cực kỳ đơn giản, hệ thống sẽ hiển ra Bảng thông tin để bạn khai báo, sau đó nhấn nút “Add record” là xong.

Cloudflare quét DNS có sẵn trong tên miền
Cloudflare quét DNS có sẵn trong tên miền

– Bước 4: Trỏ cặp nameservers về Cloudflare

Tùy vào mỗi nhà cung cấp dịch vụ tên miền, mà bước 4 này bạn sẽ có phần cấu hình tương ứng khác nhau. Tuy nhiên thì về cơ bản, bạn chỉ cần đổi DNS hiện có sang cái mới của Cloudflare. Sau đó, nhấn “Done, check nameservers”. là xong

Trỏ cặp nameservers về Cloudflare
Trỏ cặp nameservers về Cloudflare

Hostify liệt kê các hướng dẫn thay đổi DNS của một số nhà cung cấp:

Sau khi hoàn thành bước này, thông thường bạn phải đợi khoảng 1 – 2 giờ để Cloudflare xác nhận cặp DNS của bạn đã trỏ về thành công.

Những câu hỏi thường gặp về dịch vụ DNS trung gian này

Cloud flare có phải là VPN không?

Không phải. VPN là mã hóa tất cả dữ liệu trên thiết bị của bạn và gửi thông tin đó đến máy chủ do công ty VPN kiểm soát. Quá trình này ẩn địa chỉ IP thực của bạn. Và nó ngăn ISP  hoặc bất kỳ gián điệp nào trên mạng của bạn, giám sát lưu lượng truy cập của bạn.

Plugin Cloudflare APO có gì đặc biệt?

Cuối tháng 10/2020, CloudFlare ra mắt tính năng Automatic Platform Optimization (APO) – hoạt động kết hợp với plugin Cloudflare WordPress mặc định.

APO hoạt động bằng cách: tận dụng Cloudflare worker & KV Storage. Vì APO sử dụng KV để lưu trữ nội dung cache. Uu điểm nổi bật là: khi dữ liệu lưu vào bộ nhớ cache thông qua APO ngay lập tức nó  sẽ được đẩy đến tất cả các cụm máy chủ biên của Cloud Flare trên toàn thế giới, mặc dù không có yêu cầu nào đến từ khu vực đó.

Giá: 5$/ tháng cho chủ tài khoản miễn phí. Và sẽ miễn phí cho người dùng tài khoản trả phí – từ gói Pro trở lên, giá 20$/tháng.

Đừng nhầm biểu tượng On CloudFlare và Off CloudFlare

Rất nhiều người vẫn hay nhầm biểu tượng On CloudFlare và Off CloudFlare nên sẽ gặp những rắc rối không đáng có. Hostift gợi ý để bạn phân biệt 2 biểu tượng này như sau:

  • On CloudFlare (đám mây màu vàng, bật CloudFlare) – kích hoạt các chức năng miễn phí của CloudFlare như: CDN, ẩn IP gốc, Firewall chống DDoS, …
  • Off CloudFlare (đám mây màu xám, tắt CloudFlare) –  tắt toàn bộ chức năng của CloudFlare và chỉ dùng làm DNS.

Những vấn đề thường gặp khi sử dụng Cloud flare là gì?

  •  File bị Cache nội dung trong thời gian dài. Nội dung các file .css, .js thường được CloudFlare cache khá lâu trên Server. Điều này dẫn đến trường hợp: bạn thay đổi nội dung mà F5 mãi vẫn giữ nguyên nội dung cũ.
  • Lấy IP gốc Visitor
  • Tắt CloudFlare trong WP- Admin hoặc trang quản trị

Có thể gỡ cài đặt dịch vụ DNS miễn phí này không?

Có! Bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng CloudFlare, nằm trong phần Domain. Sau đó, di chuyển đến dưới cùng của trang. Chọn tên miền của bạn từ dropdown menu. Nhấp vào nút Disable để tắt.

Những đối thủ cạnh tranh với CloudFlare là ai?

Các đối thủ cạnh tranh của Cloudflare: Zscaler, Akamai, Fastly, Instart và MaxCDN.

Lời kết

Với những chia sẻ ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Cloudflare là gì ?. Cũng như những ưu – nhược điểm và các bước đơn giản để cài đặt, sử dụng dịch vụ DNS trung gian này.

Sử dụng dịch vụ này bạn sẽ dễ dàng chuyển website từ http sang https. Đồng thời, giúp nâng cấp trang web của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, mang tính bảo mật cao. Đặc biệt hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch SEO. Đem đến nhiều cơ hội tiếp cận với khác hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu. Ngoài ra, giao thức https rất quan trọng và có ích cho những trang web Thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, bán hàng.

Xem thêm:

 

Trả lời