Lỗi 404 not found là gì? 7 Cách khắc phục nhanh nhất

Lỗi 404 not found hay lỗi 404 không tìm thấy trang, 404 Page Not Found là các cụm từ mà không ít lần lướt web trên máy tính, điện thoại bạn sẽ bắt gặp.

Vậy theo bạn lỗi 404 hay thông dụng nhất là 404 not found là gì? Tại sao khi truy cập tìm kiếm thông tin một vài URL của website lại thấy lỗi này ? 

Nếu đang sở hữu một website mà gặp phải tình trạng lỗi 404, bạn sẽ phải làm gì để tìm cách khắc phục lỗi 404 Not Found này?

Hãy để Hostify.vn giúp bạn hiểu lỗi 404 Not Found là gì, nguyên nhân cũng như cách khắc phục lỗi này một cách nhanh chóng nhất qua bài viết sau nhé !

Lỗi 404 not found là gì?

Lỗi 404 not found -1
Lỗi 404 not found là gì?.

Mỗi website sẽ thường lưu trữ thông tin trên máy chủ. Quy trình tìm kiếm thông tin trên website thường là như sau:

Bước 1: Bạn nhập yêu cầu vào trình duyệt

Bước 2:Trình duyệt gửi yêu cầu đến máy chủ

Bước 3: Máy chủ sẽ tìm kiếm thông tin trên web

Bước 4: Trang Web trả kết quả yêu cầu cho người dùng.

Nếu bạn không tìm được thông tin, web sẽ trả về lỗi 404 not found. Lỗi 404 này xảy ra ở bước 3, khi máy chủ không tìm thấy trang web yêu cầu truy cập, dẫn đến thông tin báo về bị lỗi. Sau đó bạn không thể thấy thông tin mong muốn và thấy lỗi 404 not found này.

Vì vậy, Lỗi 404 not found hay lỗi 404 là tên gọi chung của tất cả các lỗi truy vấn khi trình duyệt web giao tiếp với máy chủ. Đây là một mã phản hồi chuẩn của HTTP phản hồi đến người truy cập để biết rằng máy chủ của trình duyệt web (Browser) không thể tìm thấy thông tin hoặc trang web mà người dùng yêu cầu

HIểu đơn giản nhất, Lỗi 404 not found là một thông báo được trả về khi người dùng truy cập đường liên kết URL không còn tồn tại. 

Lỗi 404 not found được thể hiện với các thông báo thường gặp như: 

  • 404 not found
  • 404 Error
  • Error 404: Page not found
  • Error 404
  • Error 404 not found
  • 404 Page Not Found (không thể tìm thấy trang)
  • 404 File or Directory Not Found (không thể tìm thấy tệp hoặc danh mục muốn truy vấn)
  • HTTP 404 (lỗi giao thức kết nối)
  • HTTP 404 Not Found ( không thể tìm thấy giao thức kết nối)
  • The requested URL was not found on this server (Yêu cầu tìm kiếm URL không thể tìm thấy trên máy chủ

Nguyên nhân xảy ra lỗi 404 not found

 

 Nguyen-nhan-xay-ra-loi-404-not-found
Nguyên nhân xảy ra lỗi 404 not found

1. Do URL bị thay đổi

URL chính là địa chỉ định danh cho các tệp, bài viết và website trên Internet. Khi địa chỉ URL đã bị thay đổi/làm mới, nhưng chưa được chuyển hướng hay thông báo cho các công cụ tìm kiếm, thì sẽ không tìm thấy web của bạn qua đường URL đó. Và người dùng truy cập URL cũ sẽ bị hiển thị lỗi 404 not found.  

Ví dụ: Khi thay đổi từ tên miền cũ ABC.COM sang tên miền mới XYZ.VN  mà không thông báo, người dùng sẽ không thể tìm thấy tên miền cũ trên các công cụ tìm kiếm mà chỉ hiển thị lỗi 404 not found.

Lỗi 404 này trên website thường gặp và phổ biến nhất.

2. Sai mã code

Các Developer sẽ tạo lập website bằng cách tạo các mã code. Nếu quá trình viết code này không được thực hiện cẩn thận, dù chỉ một lỗi sai sót nhỏ về dấu chấm (.), dấu ngoặc (“),… cũng sẽ khiến website báo lỗi 404 not found.

Ví dụ: Giữa hai fileindex.php archive.php code, chỉ cần bạn nhầm một dấu hoặc một ký tự nào đó trong mã code cũng sẽ khiến website báo lỗi error 404

3. Sai sót trong mod_rewrite

Sai sót này là lỗi trong kỹ thuật cài đặt web. Nếu bật mod_rewrite ở dạng .htaccess mà gặp sai sót thì khi website chuyển hướng URL, các truy vấn trên web không thể được tìm thấy và sẽ xuất hiện lỗi 404 not found

Lỗi 404 not found ảnh hưởng và gây hậu quả như thế nào đến Seo website?

Khi dùng Internet hay tìm kiếm thông tin trên website mà nhìn thấy lỗi 404 not found hiện lên màn hình thì chắc chắn người dùng sẽ cảm thấy khó chịu và bị cản trở quá trình tìm kiếm thông tin. Đặc biệt nếu gặp nhiều trang 404 trên cùng một website sẽ mang đến trải nghiệm lướt web tệ. Đây chính là điểm ảnh hưởng nhất đối vối trải nghiệm người dùng trên webiste của bạn

Nếu có quá nhiều lỗi 404 trong khi bots crawl cũng có nghĩa là hệ thống links của website đó có thể gây khó khăn trong việc tiếp tục crawl các link khác. Lỗi 404 not found sẽ còn làm ảnh hưởng đến tỉ lệ thoát bounce rate cao hơn, giảm tương tác người dùng trên website, giảm traffic và ranking của bạn ở SERPs.

Nếu tỉ lệ trang 404 Not Found thường xuyên xảy ra thì nó là  dấu hiệu của những vấn đề crawling và kỹ thuật SEO nghiêm trọng. Khi quản trị website, lỗi 404 not found chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình tối ưu SEO, khiến trang web của bạn bị Google đánh giá thấp và gây ảnh hưởng xấu đến SEO hay thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.

Đặc biệt, với lỗi 404 này còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, thiệt hại về kinh tế nếu bạn dùng website để bán hàng hoặc chạy các quảng cáo dịch vụ.

Với những ảnh hưởng, hậu quả kể trên, Hostify khuyên bạn nên cân nhắc phát hiện sớm và khắc phục các lỗi này ngay.

Cách khắc phục lỗi 404 nhanh chóng và hiệu quả

Google đánh giá khá nghiêm ngặt tới các địa chỉ trang đích thông qua tên miền (domain) khi xếp hạng SEO. Còn lỗi 404 not found hay 404 error lại là một lỗi khá phổ biến trên website  Vì thế mà các SEOer không được chủ quan và cần nhanh chóng tìm cách khắc phục lỗi 404 trên website. Vậy có những cách khắc lỗi 404 not found nào nhanh chóng, hiệu quả nào? Sau đây sẽ là một số gợi ý Hostify dành cho bạn:

1. Tải lại trang

Nếu gặp lỗi 404 trên website, cách đơn giản nhất là bạn hãy bấm F5 hoặc biểu tượng mũi tên quay tròn (Reload) trên trình duyệt hoặc trỏ chuột vào URL và nhấn Enter  để tải lại địa chỉ của trang.

Vì đôi khi lỗi 404 xuất hiện khi trang web tải quá lâu hoặc bên máy chủ web gặp trục trặc khiến việc hiển thị trang bị gián đoạn.

2. Xóa cache (bộ nhớ đệm) trên trình duyệt

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp trang bị lỗi error 404 là do trình duyệt web của bạn vẫn lưu trữ kết quả đó. Lúc này, bạn cần xóa bộ nhớ đệm (cache) trên trình duyệt web để không làm ảnh hưởng đến những kết quả tìm kiếm sau này.

Với 2 cách khắc phục trên thì bạn có thể hoàn toàn áp dụng để sửa lỗi 404 not found  được cả trên máy tính và điện thoại.

3. Kiểm tra hoặc tìm lại địa chỉ đường dẫn URL

Có một lý do cơ bản hay gặp đó là: bạn nhập sai địa chỉ URL. Chỉ cần nhập sai một ký tự nhỏ trong đường dẫn URL, bạn cũng có thể gặp phải lỗi 404 not found. Thế nên, nếu gặp lỗi 404 bạn cần thử nhập lại và kiểm tra đường dẫn URL cẩn thận, xem có đúng chính xác với địa chỉ của nó hay không.

Đường dẫn URL của trang web sẽ có lúc bị lỗi hay xóa đi. Khi không thể tìm thấy một danh mục nào đó trên website,  bạn có thể xóa bớt đuôi phía sau trên URL đó để tìm lại. Hoặc chỉ giữ lại URL chính đại diện cho trang chủ web  rồi tìm bằng tiện ích tìm kiếm của trang .

 Cach-khac-phuc-loi-404-nhanh-chong-va-hieu-qua
Cách khắc phục lỗi 404 nhanh chóng và hiệu quả

4. Thay đổi máy chủ DNS

Bình thường bạn vẫn có thể truy cập đường dẫn URL bằng nhiều nguồn mạng. Nhưng URL bài viết nào vẫn báo lỗi 404 thì có thể do mạng ISP chặn quyền truy cập hoặc DNS ngưng hoạt động. Trang truy cập đó có lẽ đã bị nhà mạng chặn. Đây là một nguyên nhân thỉnh thoảng bạn cũng sẽ hay gặp so với các nguyên nhân chính kể trên.

Vậy thế để tìm cách khắc phục lỗi 404 not found này: bạn chỉ cần đổi sang một máy chủ DNS khác để truy cập lại trang web một cách bình thường.

5. Xem trang web trên Internet Archive hay trên bộ nhớ cache của Google

Trong trường hợp trang muốn truy cập từng có tồn tại, bạn có thể vào kho lưu trữ trên nternet Archive để tìm một bản sao lưu của nó. Vì Internet Archive chứa hàng tỷ trang web để đối chiếu theo thời gian. Nếu trang đang kiếm tìm từng phổ biến thì rất có thể nó vẫn được bảo vệ an toàn. Bạn chỉ cần vào Internet Archive, nhập URL mong muốn vào trường tìm kiếm. Tại đây, bạn có thể chọn một ngày để xem liệu có một bản snapshot của trang web đó được lưu trong ngày hay không.

Với những trang web đã được Google lập chỉ mục thì sẽ được lưu lại trong bộ nhớ cache. Bạn có thể dễ dàng truy cập vào cache để tìm hiểu. Để đọc được cache thì chỉ cần copy cache , thêm vào trước URL cần truy cập. sau đó, Google sẽ thông báo cho bạn thời gian lưu cache của website mà bạn cần tìm.

6. Liên hệ người có chuyên môn hay chủ website

Với 5 các cách trên, mà bạn vẫn thấy lỗi 404 not found. Và vẫn muốn thực sự muốn truy cập trang web đó, thì hãy liên hệ với người có kỹ năng chuyên môn hay chủ website giúp bạn giải quyết hiệu quả các lỗi này. Vì có đôi khi họ chưa biết link trang đang bị lỗi. Chắc rằng những phản hồi của bạn sẽ luôn hữu ích với nhà phát triển web.

7. Cách khắc phục xử lý Lỗi 404 – Redirect 301 hay Trang thông báo 404 khi là một quản trị viên website

Với lỗi 404 Not Found, nếu là quản trị viên website thì bạn có 2 cách thực hiện: là tự động 301 Redirect người dùng sang một trang đích khác, trang chủ hoặc để Trang thông báo 404. Sau đó để người dùng tự quyết định bước tiếp theo.

Nếu nội dung được link đến website của bạn đã bị xóa bỏ, di chuyển hoặc thay đổi URL, bạn nên chuyển hướng trang đến một trang khác, sử dụng redirect 301 để tận dụng những liên kết có sẵn.Trường hợp bạn đổi tên domain thì có thể sử dụng công cụ Change of Address trong Webmaster Tools để khai báo với Google.

Bạn chỉ cần xử lý với cách chuyển hướng 301 (Redirect 301). Đây là một mã phản hồi chuyển hướng báo hiệu trình duyệt rằng nội dung đã được chuyển sang một URL khác.

Ngoài ra, nếu nội dung được link đến website đã bị xóa bỏ hay người dùng gõ sai chính tả, thì bạn cũng có thể sử dụng trang thông báo 404 được thiết kế thân thiện với người truy cập để cải thiện mức độ trải nghiệm web đến khách hàng.

Với một số website lớn, như E-commerce hay online publication thì bạn cần cân nhắc kỹ để xác định khi nào dùng Trang thông báo 404 và khi nào dùng Redirect 301. Vì nếu trang có nhiều đường liên kết quan trọng, nhiều người xem thì Hostify khuyên bạn: nên cân nhắc sử dụng 301 Redirect tới những trang có nội dung liên quan để duy trì lượng traffic và ranking.

Gợi ý về trang thông báo lỗi 404 thân thiện với người dùng

Trên thực tế hiện nay thì lỗi 404 Not Found là một phần khó tránh khỏi trong quá trình lướt web. Nó không hẳn là một lỗi thật sự tiêu cực hay khó khắc phục. Vì thế, Hostify sẽ gợi ý đến bạn một số ý tưởng để thiết kế một trang 404 sáng tạo và thân thiện với người dùng. Ngoài ra,  nếu có thêm tính đồng nhất, cá tính cho website, thì việc kinh doanh của bạn sẽ tạo ấn tượng tốt hơn nhiều so một trang Lỗi 404 Not Found “thông thường”.

Với một trang 404 có ích sẽ giúp người dùng biết thêm vì sao tìm kiếm của họ lại Not Found. (có thể do gõ sai địa chỉ, nội dung trên trang đã bị thay đổi hoặc dời đi hoặc do website, server, hay tín hiệu mạng). Vậy nên, khi thiết kế trang 404, bạn có thể quan tâm và bổ sung thêm các ý như sau:

  • Sử dụng ngôn ngữ thân thiện khi thông báo, giải thích với người xem rằng trang này không còn tồn tại
  • Hiển thị một danh sách các trang ưa thích, trang có nội dung liên quan (những trang mà mọi người rất quan tâm trong site của bạn) đến trang bị lỗi vào trang 404
  • Cân nhắc bổ sung thêm đường liên kết về trang chủ hay một liên kết về sitemap của bạn
  • Tạo một form thật đơn giản để người xem có thể báo với bạn về những link hỏng này một cách nhanh nhất
  • Thêm một box search để người xem trang có thể nhập các keyword khác họ muốn tìm
  • Thiết kế các trang thông báo 404 một cách nhất quán như mọi trang của website, từ giao diện, bố cục trình bày, màu sắc và logo
  • Trang 404 nên được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và đôi khi bạn cũng có thể thiết kế trông ấn tượng và hài hước hơn.

4 công cụ hỗ trợ check lỗi 404 not found miễn phí

Để kiểm tra website hoặc bất cứ link nào có bị lỗi 404 hay không bạn hãy gõ trực tiếp URL đó lên thanh tìm kiếm của Google hoặc các trình duyệt khác. Nếu không có kết quả trả về, bạn có thể chắc rằng trang đó đã gặp lỗi 404. Ngoài ra, bạn có thể nhập URL để check trên các công cụ miễn phí sau:

1. Google Webmaster Tools

Google Webmaster Tools
Google Webmaster Tools

Công cụ Google Webmaster Tools là công cụ rất quen thuộc với các SEOer. Bởi vì họ thường sử dụng nó mỗi ngày. Tính năng hữu ích là thu thập và thống kê các liên kết bị lỗi có trong website. Để tìm các URL bị lỗi thì bạn vào phần Thu thập dữ liệu > Chọn Lỗi thu thập dữ liệu để check.

Bạn có thể cài đặt công cụ Google Webmaster Tools tại đây. 

2. Xenu Link Sleuth

Link Sleuth là công cụ vừa giúp tìm lỗi 404 vừa trực tiếp liên kết lỗi đó. Cách thức hoạt động: rà soát tất cả các liên kết theo kiểu bắc cầu từ trang này sang trang khác. Sau đó trả về kết quả thống kê đầy đủ cho bạn sau khi quét xong. Tuy nhiên, nếu web của bạn có nhiều trang lỗi thì sẽ tốn khá nhiều thời gian để công cụ kiểm tra lỗi 404 quét xong.

Sau khi phát hiện được link bị lỗi, bạn nhấn chuột phải vào link => Chọn vào phần URL Properties để xem link đó nằm ở đâu trong trang và khắc phục.

3. Screaming Frog Spider SEO

Đây là công cụ kiểm tra lỗi 404 miễn phí phổ biến. Bạn chỉ cần nhập đường dẫn URL vào thanh tìm kiếm, rồi  thực hiện theo yêu cầu.

Với Xenu Link Sleuth chỉ có thể thu thập được những liên kết của website và trả lại với những thuộc tính cơ bản. Nhưng Screaming Frog Spider SEO thì sẽ hỗ trợ Seo tốt hơn.

Công cụ này cung cấp thêm các chức năng khác để phục vụ việc SEO hiệu quả như: phân tích các chỉ số của liên kết, kiểm tra các liên kết, kiểm tra và hỗ trợ tối ưu Onpage,….

Phần mềm được dùng miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn thu thập tối đa khoảng 500 liên kết URL trên 1 người dùng. Nếu muốn sử dụng nhiều hơn thì cần phải trả thêm phí mỗi năm.

Cài đặt công cụ Screaming Frog Spider SEO tại đây. 

Screaming-Frog-Spider-SEO
Screaming-Frog-Spider-SEO

Với bài bài viết trên, Hostify hy vọng bạn đã biết thêm những thông tin hữu ích và cách khắc phục lỗi 404 Not Found dễ dàng hơn. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!

 

Trả lời