Byte là gì? Bit là gì? Phân biệt 2 khái niệm Byte và Bit.

Với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin sẽ có thể bỡ ngỡ khi không biết Bit là gì? Byte là gì? và những kiến thức liên quan đến 2 đơn vị đo của máy tính này. Trong bài viết dưới đây Hostify.vn xin giới thiệu về Bit là gì? Byte là gì? Phân biệt 2 khái niệm Byte và Bit.

Byte là gì? Bit là gì?

Byte là gì?

Byte là một đơn vị cơ bản của dung lượng lưu trữ trong hệ thống máy tính. Nếu xét về thông tin trong máy tính, bit là đơn vị nhỏ nhất, thì byte cũng là đơn vị bộ nhớ nhỏ nhất được xử lý bên trong hệ thống máy tính.

Một byte bằng 8 bit và nó được biểu diễn bằng 2^8=256 giá trị khác nhau. Như vậy với 1 byte ta sẽ có thể được biểu diễn số từ 0 đến 255. 1 byte chỉ biểu diễn 1 ký tự, 10 byte tương đương gần 1 từ, và 100 byte tương đương bằng khoảng 1 câu có độ dài ở mức trung bình.

Bit là gì?

Bit viết tắt của từ Binary Digit, là đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính và dùng để đo tốc độ truyền tải của thông tin qua mạng…Bit là đơn vị cơ bản của thông tin theo hệ cơ số nhị phân (0 và 1).

Byte là gì? Bit là gì? Phân biệt 2 khái niệm Byte và Bit
Bit là đơn vị cơ bản của thông tin theo hệ cơ số nhị phân (0 và 1)

32 Bit là gì?

32 bit là một loại kiến trúc CPU có khả năng truyền 32 bit dữ liệu trên mỗi chu kỳ đồng hồ. Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là lượng thông tin mà CPU của bạn có thể xử lý mỗi khi nó thực hiện một hoạt động. Bạn có thể nghĩ kiến ​​trúc này như một con đường rộng 32 làn xe; chỉ có 32 “phương tiện” (bit dữ liệu) có thể đi qua giao lộ tại một thời điểm.

64 Bit là gì?

64 bit còn được gọi là WOW64 và x64, 64bit là kiến trúc CPU có khả năng truyền dữ liệu 64bit trên mỗi chu kỳ đồng hồ. Nó là một cải tiến so với các bộ vi xử lý 32-bit trước đây. Số “64” đại diện cho kích thước của đơn vị dữ liệu cơ bản mà CPU có thể xử lý.

Phân biệt khi nào dùng Byte và khi nào dùng Bit?

Byte được dùng để biểu thị dung lượng của thiết bị lưu trữ trong khi bit chủ yếu dùng để mô tả tốc độ truyền tải dữ liệu của thiết bị lưu trữ và trong mạng viễn thông. Ngoài ra, bit còn dùng để chỉ khả năng tính toán của CPU và một số khác.

Byte được viết tắt là “B” và ”b” là kí hiệu của bit. 1 byte sẽ bằng 8 bit. Muốn đổi từ bit sang byte thì chia giá trị đó cho 8. Chẳng hạn 1Gb (gigabit) = 0,125 GB (gigabyte) = 125 MB.

Byte là gì? Bit là gì? Phân biệt 2 khái niệm Byte và Bit
Các tệp, thiết bị lưu trữ và dung lượng lưu trữ được đo bằng byte, trong khi tốc độ truyền dữ liệu trong thiết bị lưu trữ và mạng viễn thông được đo bằng bit.

Một ví dụ thực tế là mạng 4G LTE Cat 6 hiện của Hàn Quốc đạt tốc độ 300 Mbps (megabit mỗi giây), tức là về lí thuyết, thông lượng tối đa mạng có thể truyền tải là 37,5 MBps (megabyte mỗi giây).

Những tiền tố kilo, mega (viết tắt là M), peta (viết tắt là P), exa (viết tắt là E), giga (viết tắt là G), tera (viết tắt là T), zetta (viết tắt là Z), yotta (viết tắt là Y) được ghép vào trước bit và byte để thể hiện các đơn vị lớn hơn của chúng theo thứ tự tăng dần. Đối với kilo, nếu trong hệ thập phân thì viết tắt là k, còn trong hệ nhị phân sẽ được viết tắt là K.

Lưu ý khi chúng ta chuyển đổi, cần phân biệt giữa hai phân hệ là thập phân (Decimal)và hệ nhị phân (Binary). Để tránh nhầm lẫn, một số tổ chức tiêu chuẩn như JEDEC, IEC hay ISO đã đưa ra đề nghị dùng thuật ngữ thay thế là kibibyte (KiB), gibibyte (GiB), mebibyte (MiB), tebibyte (TiB) trong việc đo lường dữ liệu số bộ nhớ máy tính theo hệ nhị phân.

Theo đó, chẳng hạn 1KB = 1000 byte thì sẽ còn 1KB = 1024 byte, 1MB = 1000 KB = 1.000.000 byte sẽ còn 1 MiB = 1024 KiB = 1.048.576 byte. Có một điểm lưu ý ở đây là đơn vị KiB, MiB, GiB, TiB chỉ hỗ trợ cho các hệ thống mới nhất. Trong khi đó, những hệ thống cũ vẫn sử dụng KB, MB, GB, TB…

Tốc độ truyền tải dữ liệu

Tốc độ truyền tải dữ liệu là một đơn vị dung lượng dữ liệu trên một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian thường được sử dụng là 1 giây. Hiện nay đa số tốc độ truyền tải thông tin được đo bởi 2 loại đơn vị là Mbps (megabit trên giây) và MBps (megabyte trên giây).
Các bạn lưu ý cách viết chữ hoa, chữ thường:
Mb chính là Megabit,
MB chính là Megabyte, chúng hoàn toàn khác nhau.

Byte là gì? Bit là gì? Phân biệt 2 khái niệm Byte và Bit
Cách đổi từ MB (Megabyte) sang Mb (Megabyte)

Phân biệt giữa Mb và MB là gì?

Về cơ bản nhìn chúng có vẻ không có gì khác biệt nhưng khi áp dụng vào tính toán những thứ như tốc độ của Internet, dung lượng ổ cứng hoặc của một tập tin, thư mục… thì chúng lại khác nhau rất nhiều. Mb được dùng để nói về lưu trữ số. MB thường được dùng để nói đến tốc độ truyền dữ liệu số.

Bit là để đo tốc độ đường truyền qua mạng, đơn vị là Kbps (kilobit per second), Mbps (Megabit per second), Gbps (Gigabit per second).
Byte là để đo dung lượng của file lưu trữ, đơn vị là KB (Kilobyte), MB (Megabyte), GB (Gigabyte)

Ngoài Mbps ra, bạn còn cần quan tâm đến 1 đơn vị đo lường khác, đó là Kbps. Vậy Kbps là gì? Kbps =kilobit per second, là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, thường được dùng để đo băng thông của dịch vụ Internet dân dụng.

1 Mbps tương đương với 1.000 kilobit (Kbps) trên giây hoặc 1.000.000 bit trên giây (bps).

Đối với mạng mà chúng ta đang sử dụng thì thường dùng đơn vị là Mbps, ví dụ tốc độ download của mạng mình đang sử dụng là 28.68 Mbps (tương đương với 3.585 MBps)

Cách chuyển đổi từ byte sang bit và ngược lại

Theo tiêu chuẩn của quốc tế thì Bit được viết tắt là “b” còn Byte được viết tắt là “B”. Để chuyển đổi từ bit sang byte thì ta lấy số đó chia cho 8. Ví dụ 1b = 0.125B, còn để chuyển đổi từ byte sang bit thì ta lấy số đó nhân với 8. Ví dụ 1B = 8b.Ngoài ra người ta còn dùng các thông số khác như mega, giga, tera, peta… để biểu diễn các đơn bị lớn hơn của bit và byte. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn thì dưới đây là bảng quy đổi từ byte sang các đơn vị khác:

Byte là gì? Bit là gì? Phân biệt 2 khái niệm Byte và Bit
Cách chuyển đổi từ byte sang bit

1 Byte = 8 Bits, như vậy, với 1 file có dung lượng 10MB, chỉ mất 1 giây để truyền từ máy A sang máy B, chúng ta sẽ thấy đường truyền từ máy A sang máy B có tốc độ 80Mbps (10MB x 8 = 80Mbps).

Kiến thức: Cloud Server là gì? Những thông số cần quan tâm khi thuê Cloud Server

Trả lời