Cloud migration là gì? Những lợi ích của cloud migration

Cloud migration 1

Cloud migration – tạm dịch “di chuyển lên đám mây” – là quá trình đưa hoạt động doanh nghiệp số lên đám mây. Cloud migration cũng giống như thay đổi trụ sở doanh nghiệp, nhưng thay vì đóng gói và di chuyển trang thiết bị, thì doanh nghiệp sẽ di chuyển dữ liệu, ứng dụng, và các quy trình IT từ một số trung tâm dữ liệu sang các trung tâm dữ liệu khác.

Hãy hình dung việc di chuyển từ một văn phòng nhỏ sang một văn phòng lớn hơn, cloud migration đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo và bài bản, nhưng kết quả thường xứng đáng với nỗ lực bỏ ra, về lâu về dài sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và tạo điều kiện để mở rộng hơn nữa trong tương lai.

Thông thường, cloud migration miêu tả sự dịch chuyển từ hạ tầng cũ, đặt tại chỗ (on-premises) lên đám mây. Tuy nhiên, nó cũng có thể áp dụng trong trường hợp di chuyển từ một đám mây này sang đám mây khác.

Dưới đây, hãy cùng Hostify.vn tìm hiểu thêm về cloud migration nhé!

Tại sao phải thực hiện cloud migration?

Trong lĩnh vực điện toán, phần cứng hay phần mềm bị xem là “cũ” (legacy) nếu chúng đã lỗi thời nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng. Các sản phẩm và quy trình cũ thường không hiệu quả hay bảo mật so với các giải pháp mới hơn. Doanh nghiệp sử dụng các hệ thống cũ phải đối mặt với rủi ro tụt hậu với các đối thủ, và dễ trở thành nạn nhân của các vụ rò rỉ dữ liệu.

Hạ tầng bao gồm máy chủ, thiết bị mạng, ứng dụng, cơ sở dữ liệu, và các phần mềm hoặc phần cứng quan trọng với doanh nghiệp. Hạ tầng cũ, như máy chủ lỗi thời hoặc các thiết bị tường lửa vật lý, có thể khiến quy trình hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Chúng còn tiềm ẩn rủi ro về bảo mật bởi nhà sản xuất đã ngừng hỗ trợ sản phẩm và không còn cung cấp các bản vá lỗi nữa.

Hạ tầng cũ thường đặt tại chỗ, có nghĩa là nằm trong trụ sở hoặc trên tài sản mà doanh nghiệp hoạt động. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp sử dụng trung tâm dữ liệu đặt tại chỗ, ngay bên trong tòa nhà nơi các nhân viên làm việc. Vì dựa vào hạ tầng cũ đặt tại chỗ nên các doanh nghiệp không thể tận hưởng những lợi ích tuyệt vời của điện toán đám mây. Đó là lý do hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đã thực hiện cloud migration, tức di chuyển một phần hoặc hoàn toàn lên mây.

Những lợi ích của cloud migration

Cloud migration mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp xét về dài hạn, bao gồm:

Cải thiện khả năng mở rộng: điện toán đám mây có thể mở rộng để hỗ trợ khối lượng công việc lớn hơn, cũng như đáp ứng số lượng người dùng nhiều hơn một cách dễ dàng so với hạ tầng đặt tại chỗ, vốn đòi hỏi các doanh nghiệp phải mua sắm và thiết lập bổ sung thêm máy chủ vật lý, trang thiết bị mạng, và giấy phép sử dụng phần mềm.

Tiết kiệm chi phí: các doanh nghiệp di chuyển lên đám mây thường sẽ cắt giảm được đáng kể khoản chi phí dành cho các hoạt động IT, bởi các nhà cung cấp đám mây sẽ đảm nhiệm việc duy trì và nâng cấp hệ thống. Thay vì tự thực hiện các quy trình cài đặt, bảo trì, vận hành…, doanh nghiệp có thể tập trung nhiều nguồn tài nguyên hơn cho các nhu cầu cấp thiết khác – ví dụ như phát triển sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện có.

Tăng cường hiệu suất: đối với một số doanh nghiệp, cloud migration cho phép họ cải thiện hiệu suất hoạt động và trải nghiệm người dùng tổng thể. Nếu ứng dụng hoặc website của họ đặt trên các trung tâm dữ liệu đám mây thay vì các máy chủ đặt tại chỗ, dữ liệu sẽ không phải đi những quãng đường khá xa mới đến được với người dùng, từ đó giảm đáng kể độ trễ.

Tăng tính linh hoạt: người dùng, dù là nhân viên hay khách hàng, đều có thể truy xuất các dịch vụ và dữ liệu từ đám mây ở bất kỳ đâu. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc mở rộng sang các lĩnh vực mới, cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng quốc tế, và cho phép đội ngũ nhân sự làm việc linh hoạt hơn.

Những thách thức trong cloud migration

Thông thường, cơ sở dữ liệu là mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp trong quá trình di chuyển lên đám mây. Các cơ sở dữ liệu sẽ cần được đồng thời đưa lên đám mây để đảm bảo khả năng hoạt động. Di chuyển dữ liệu là khâu rất phức tạp, đặc biệt đối với các cơ sở dữ liệu có khối lượng dữ liệu lớn.

Một số nhà cung cấp đám mây hiện nay đưa ra giải pháp truyền tải dữ liệu vật lý, ví dụ như đưa dữ liệu vào một thiết bị phần cứng rồi gửi thiết bị đó đến nhà cung cấp đám mây. Đây là phương thức hiệu quả để di chuyển các cơ sở dữ liệu lớn vốn thường tốn rất nhiều thời gian nếu truyền tải qua mạng internet. Nhìn chung, thách thức hàng đầu trong cloud migration là thời gian di chuyển dữ liệu.

Tiếp theo là đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Sau khi đã truyền tải dữ liệu xong, doanh nghiệp cần đảm bảo dữ liệu không bị can thiệp và an toàn, không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần đảm bảo các hệ thống hiện hành vẫn hoạt động tốt và không bị gián đoạn trong quá trình di chuyển lên đám mây. Họ sẽ cần có một số giải pháp liên kết hạ tầng đặt tại chỗ và đám mây để các dịch vụ luôn sẵn sàng; ví dụ, tạo bản sao dữ liệu trên đám mây trước khi tắt hoàn toàn cơ sở dữ liệu hiện hành. Để làm được điều đó, doanh nghiệp thường chọn cách di chuyển các hệ thống từng phần một, thay vì đưa tất cả lên đám mây cùng lúc.

Cloud migration 3

Các chiến lược cloud migration phổ biến

Gartner, một công ty nghiên cứu công nghệ thông tin nổi tiếng toàn cầu, đưa ra 5 chiến lược mà các doanh nghiệp nên lựa chọn khi di chuyển lên đám mây. Chúng được gọi là chiến lược “5 R”:

Rehost: rehost có nghĩa là “vẫn dữ liệu cũ, nhưng nằm ở vị trí khác”. Các doanh nghiệp chọn chiến lược này sẽ cần một nhà cung cấp IaaS (Infrastructure-as-a-Service) và xây dựng lại kiến trúc ứng dụng của họ trên hạ tầng mới.

Refactor: các doanh nghiệp chọn refactor sẽ tái sử dụng mã nguồn và framework hiện hành, nhưng chạy ứng dụng trên nền tảng của một nhà cung cấp PaaS (Platform-as-a-service) – thay vì trên IaaS như rehost.

Revise: chiến lược này bao gồm các bước viết lại hoặc mở rộng mã nguồn cũ, sau đó tái triển khai chúng bằng cách rehost hoặc refactor.

Rebuild: “rebuild” có nghĩa là viết lại hoặc tái cấu trúc ứng dụng từ gốc trên nền tảng của nhà cung cấp PaaS. Chiến lược này có thể khá tốn kém, nhưng cho phép các nhà phát triển tận dụng tối đa ưu thế của các tính năng hiện đại mà nhà cung cấp PaaS mang lại.

Replace: doanh nghiệp có thể loại bỏ hoàn toàn các ứng dụng cũ của họ và chuyển sang các ứng dụng SaaS (Software-as-a-Service) tích hợp sẵn do các nhà cung cấp bên thứ 3 phát triển.

Gen Cloud Server: Giảm 15% từ 11 – 31/12/2023

Gen Cloud Server với chi phí chỉ từ 7.500đ/ ngày:

      • CPU: từ 1-72>
      • RAM: từ 1 – 432 GB, tùy chọn mua thêm
      • Miễn phí 20GB SSD OS Linux, 40 GB SSD OS Window

    ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI

        • Hotline: (024) 71 089 999
        • Email: info@tenten.vn

Bài liên quan