Nền tảng shopify là gì? Cách tạo trang web với shopify

Nền tảng shopify là gì?

Nền tảng shopify là một giải pháp SaaS (Software as Services) dành cho thương mại điện tử, cho phép mọi người tạo website bán hàng online với đầy đủ tính năng giỏ hàng và thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing automation, tất cả đều được tích hợp trong Shopify.

Ưu và nhược điểm của nền tảng Shopify

Ưu điểm của nền tảng Shopify

Giao diện trực quan, dễ sử dụng: Nền tảng shopify đơn giản và dễ dàng sử dụng. Việc thiết lập các khoản thanh toán cũng dễ dàng hơn và có các gói chi phí dễ hiểu.

Hệ thống nhiều giao diện bán hàng, quản lý bán hàng chuyên nghiệp với phần lớn là giao diện miễn phí.

Khi dùng Shopify, bạn sẽ không cần lo lắng đến các chi tiết kỹ thuật để vận hành một website bán hàng như: hosting, tên miền, bảo trì, cập nhật phần mềm….

Nền tảng shopify là gì? Cách tạo trang web với shopify
Ưu điểm của shopify là có nhiều giao diện miễn phí dành cho khách hàng

Kho ứng dụng đa dạng với hàng trăm ứng dụng miễn phí thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Marketing, Sales, Mạng xã hội, Quản lý đơn hàng, Chăm sóc khách hàng…

Shopify đồng bộ hoá tất cả kênh bán hàng từ Website, Facebook Shop, Instagram cho đến POS tại cửa hàng.

Tối ưu cho các hoạt động của marketing

Hệ thống email marketing tự động gửi cho khách hàng để xác nhận đặt hàng, tạo tài khoản, lấy lại mật khẩu.

Hỗ trợ chuyên nghiệp trực tuyến 24/7. Bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn cũng có thể gọi điện hoặc Chat với hỗ trợ Shopify.

Có tích hợp phương thức thanh toán PayPal, Visa, MasterCard

Hệ thống Admin quản lý đặt hàng, đăng sản phẩm chuyên nghiệp. Có hệ thống tạo tài khoản riêng cho khách hàng đơn giản và dễ sử dụng.

tối ưu chuẩn SEO.

Nhược điểm của nền tảng Shopify

Chi phí giao dịch tương đối cao: Bạn không có toàn quyền kiểm soát mọi thứ trên Shopify. Chi phí sẽ tăng cao hơn với phí giao dịch, addon và tích hợp. Các tùy chọn nâng cấp cũng bị giới hạn trong các gói bạn chọn. Bạn không thể quản lý chi phí trên cơ sở hạ tầng khi doanh nghiệp phát triển.

Chức năng còn hạn chế cho các doanh nghiệp lớn

Shopify không có sự linh hoạt và tự do như nhiều nền tảng thương mại điện tử khác cũng như chưa hỗ trợ thẻ nội địa Việt Nam.

Giá của nền tảng Shopify cũng đắt hơn các giải pháp trên thị trường. Gói cơ bản có giá khởi điểm 29 USD/tháng.

Khó khăn khi muốn thay đổi nền tảng.

Cách tạo trang web với nền tảng shopify

Tạo trang web với Shopify

Bước 1: Truy cập trang chủ Shopify tại https://www.shopify.com/ và điền email của bạn vào khung và nhấn “Get started” để đăng ký một tài khoản Shopify.

Nền tảng shopify là gì? Cách tạo trang web với shopify
Tạo trang web với Shopify

Bước 2: Bạn sẽ được dùng thử phiên bản Shopify 14 ngày, bạn cần điền tiếp passwords là tên cửa hàng.

URL trang của bạn lúc này là https://[tên shop].myshopify.com

Bước 3: Bạn nhập một số thông tin để giúp Shopify khảo sát xu hướng và thói quen bán hàng của bạn và đưa ra những giải pháp, gợi ý phù hợp.  Ví dụ: Bạn đã từng bán hàng trực tuyến chưa? Hệ thống bán hàng nào được bạn sử dụng nhiều nhất?

Bước 4: Cập nhật thông tin về shop và click chọn Enter my store để hoàn thành tạo của hàng trên shopify.

Đăng ký tên miền cho của hàng

Tiếp theo, bạn cần tên miền như một địa chỉ để khách hàng tìm đến khi có nhu cầu mua hàng. Tại trang quản trị bạn chọn “Online Store” chọn “Domains” rồi đến “Buy New Domain”.

Điền tên miền và chọn đuôi mở rộng, giá tên miền tại nền tảng shopify hiện nay từ $11 tùy loại. Nhấn “Check Availability” để kiểm tra xem tên miền đã có người đăng ký hay chưa. Tên miền chưa có ai mua, bạn có thể đăng ký tên miền này, điền thông tin thẻ tín dụng của bạn vào để thanh toán. Nhấn “Buy Domain” sau đó vào email của bạn để xác thực thông tin.

Cuối cùng, tại “Online Store” chọn “Domains”. Sau đó tại mục Set your primary domain: Chọn tên miền chính của bạn, tích chọn vào ô “Redirect all traffic to this domain” và nhấn ”Save”.

Kích hoạt cửa hàng với tên miền

Nếu bạn mua lại tên miền từ nhà cung cấp hoặc một đơn vị đã sở hữu trước đó:

Tại mục “Online Store” => chọn “Domains” và “Connect existing domain” => thêm tên miền của bạn.

Nền tảng shopify là gì? Cách tạo trang web với shopify
Kích hoạt cửa hàng tên miền

Thông tin của cửa hàng

Trước khi bắt đầu bạn nên kiểm tra lại các thông tin cửa hàng đã chính xác chưa. Chọn mục “Setting” và “General” để chỉnh sửa lại các thông tin của cửa hàng và lưu lại.

Cài đặt giao diện, logo và slideshow

Tại mục “Online Store” => click chọn “themes” => di chuột xuống và chọn “Explore free themes”.

Nền tảng shopify cho phép người dùng thoải mái xem trước các mẫu themes. Sau khi chọn được mẫu theme ưng ý, thì nhấn “Add to theme library” để tải về.

Tất cả theme sau khi được tải sẽ hiển thị tại vị trí như ảnh, nếu muốn chỉnh sửa thì chọn “Customize” và để sử dụng bất kỳ theme nào thì click “Action” và chọn “Publish”.

Bạn chỉ cần click chọn vào thanh bên trái để sử dụng giao diện Customize như thêm hoặc chỉnh sửa đối tượng. Mục “Theme setting” có rất nhiều tùy chọn như: Logo, font chữ, màu sắc…

Khi đã hoàn thành cài đặt với “Tab Themes” thì click chọn “View your store” để xem tổng thể trang web của bạn.

Cài đặt ngôn ngữ

Nền tảng shopify sử dụng ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh cho các website của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng cài đặt tiếng Việt cho Shopify bằng cách chọn “Action” và “Edit language”, chỉnh sửa tất cả theo ý bạn và lưu lại.

Cài đặt điều hướng và thanh menu

Tại “Tab Online Store” => chọn “Navigation” để thiết lập điều hướng và thanh menu.

Tiếp tục chọn “URL Redirects” để điều hướng và chọn “Create URL Redirects” để thêm các link muốn điều hướng => nhấn “Save Redirect”.

Nền tảng shopify là gì? Cách tạo trang web với shopify
Cài đặt điều hướng và thanh menu

Tạo thanh menu ở mục “Add menu” => chọn mục “Title” để thêm tên Menu => chọn “Add menu item” để thêm các nút =>chèn link và điền tên nút là xong.

Bắt đầu đăng sản phẩm

Để thêm sản phẩm cần bán vào cửa hàng bạn chọn Tab Products. Nhấn “Import” để sử dụng file CSV, bạn có thể tải mẫu file về và làm theo click “a sample CSV template”.

Hoặc bạn chọn “Add Product” để thêm vào từng sản phẩm, điền thông tin, hình ảnh, thêm giá cho sản phẩm, lưu lại và xem thành quả.

Cài đặt thanh toán và giao hàng

Tại “Setting” chọn “Payment Providers” để thiết lập chức năng thanh toán, nên chọn Paypal để thuận tiện cho khách hàng.

Chọn “Active Paypal Express Checkout” => nhập email Paypal của bạn.

Tiếp tục chọn “Setting” => click “Shipping” để cài đặt chức năng và giá cho khâu vận chuyển => chọn “Manage rates” để thêm “Kích thước sản phẩm vận chuyển” hay “Phí ship theo từng khu vực”…

Chúc các bạn thành công nhé!

Trả lời