Server là gì? Lợi ích của những loại server phổ biến nhất hiện nay

Máy chủ Server là tên gọi khá trừu tượng cho người mới tìm hiểu về máy ảo, lưu trữ dữ liệu. Hostify sẽ giúp bạn hiểu khải quát hơn đê bạn có cái nhìn đơn giản nhất về Server là gi?

Còn nếu bạn vẫn còn băng khoăn chưa biết bắt đầu dựng một website từ đâu, tại đây sẽ hỗ trợ bạn tất cả những gì bạn mong muốn với những ưu đãi bất ngờ.

1. Server là gi?

Server là gì? Lợi ích của những loại server phổ biến nhất hiện nay
Server là máy chủ

Server là máy chủ có khả năng cung cấp và lưu trữ thông tin phục vụ cho Client. Ta có thể hiểu Server là một thiết bị, một hệ thống hay một chương trình cung cấp các tài nguyên, sản phẩm hay dịch vụ đến các đại lý. Mỗi nhà cung cấp có thể giao hàng cho nhiều nơi, một đại lý có thể nhận từ nhiều nguồn.

 

2. Máy chủ Server có vai trò gì?

Server là gì? Lợi ích của những loại server phổ biến nhất hiện nay
Vai trò của Server là gi?

2.1 Đối với doanh nghiệp sử

Server là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.

2.2 Đối với người dùng cá nhân đơn lẻ

Server cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ: những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng Server để kết nối đến với các máy trạm khác.

3. Những điểm nổi bật của Server là gi?

Với bất kì nền tảng dịch vụ Internet nào cũng sẽ thông qua một Server máy chủ nào đó mang đến cho người dùng những trải nghiệm sử dụng tuyết vời:

  • Dễ dàng tìm kiếm dữ liệu, nhanh gọn ở bất cứ nơi đâu.
  • Dễ dàng đồng bộ hoá và chia sẻ quyền truy cập, sử dụng thiết bị, tài nguyên.
  • Độ bảo mật thông tin tuyệt đối.
  • Khả năng xử lý cao và mạnh mẽ.

4. Lợi ích của những loại Server phổ biến hiện nay

4.1 Máy chủ Server theo kiểu dáng

Server là gì? Lợi ích của những loại server phổ biến nhất hiện nay
Server theo kiểu dáng
  • Máy chủ dạng Rack: Phù hợp với các doanh nghiệp muốn tối đa hóa không gian văn phòng, muốn có khả năng hòa trộn và kết nối các máy chủ để phù hợp với khối lượng công việc mới nổi và các ứng dụng. 
  • Máy chủ Blade: Là một máy tính dạng mô-đun mỏng, nhẹ, có thể trượt vào và ra khỏi một giá đỡ. Blade server là một phần của họ máy tính rack mount, cùng với rack server đáng gờm.
  • Máy chủ Tower: Là thiết bị bao quanh bên ngoài server máy chủ, bảo vệ các phần cứng bên trong. Tower server phù hợp với các doanh nghiệp hạn chế về không gian văn phòng và yêu cầu giám sát dễ dàng hơn các nguồn tài nguyên mạng.

4.2 Máy chủ Server theo cách xây dựng, thiết lập

Server là gì? Lợi ích của những loại server phổ biến nhất hiện nay
Server theo cách xây dựng, thiết lập
  • Máy chủ vật lý ( Dedicate server): Là một loại lưu trữ trên internet mà người sử dụng có thể thuê toàn bộ một máy chủ, không hề chia sẻ với bất cứ ai.
  • Máy chủ ảo (VPS): VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo, server ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó.
  • Cloud server: Cloud Server là ảo hóa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây

4.3 Máy chủ Server theo chức năng phổ biến

Server là gì? Lợi ích của những loại server phổ biến nhất hiện nay
Server theo chức năng phổ biến
  • Máy chủ web: Máy chủ web (Web Server) là máy chủ có chức năng lưu trữ thông tin dữ liệu của website, tạo môi trường kết nối để khách hàng truy cập vào website dễ dàng. Khách hàng và máy chủ kết nối với nhau thông qua giao thức HTTP. Mọi nội dung của website được hiển thị chủ yếu dưới dạng tài liệu HTML.
  • Máy chủ Database (Database Server): Là máy chủ chuyên dụng được sử dụng để quản trị cơ sở dữ liệu. Các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp: SQL server, MySQL, Oracle…
  • Máy chủ FTP (FTP Server): Dùng để truyền tải các tập tin từ máy chủ này sang máy chủ khác dựa vào mạng kết nối: LAN, Internet…
  • Máy chủ DNS (DNS Server): DNS server là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP public và các hostname được liên kết với chúng. Trong hầu hết các trường hợp, DNS server sẽ phân giải hoặc dịch các tên miền thành địa chỉ IP theo yêu cầu. Nói cách khác DNS Server trên Internet là thiết bị dịch URL bạn nhập trong thanh địa chỉ của trình duyệt thành địa chỉ IP.
  • Máy chủ DHCP (DHCP Server): Máy chủ DHCP được cài đặt dịch vụ DHCP và có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP.

Chúc bạn sử dụng thành công!

Thông tin tư vấn