Business Analyst là gì? Sự khác nhau giữa Business Analyst và Data Analyst

Có hai loại chuyên viên phân tích phổ biến là chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst – BA) và chuyên viên phân tích dữ liệu (DA). Nếu bạn yêu thích công việc liên quan dữ liệu, trở thành một chuyên viên phân tích có lẽ là một lựa chọn sự nghiệp khá hợp lý. Hiểu được từng loại chuyên viên phân tích sẽ giúp bạn quyết định được vai trò nào phù hợp với kỹ năng và sở thích của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh BA và DA, xem mỗi loại chuyên viên phân tích đóng vai trò ra sao trong hoạt động kinh doanh, khác biệt giữa cả hai, mức lương của họ, và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Business Analyst là gì? Sự khác nhau giữa Business Analyst và Data Analyst 1

Chuyên viên phân tích kinh doanh là gì? Chuyên gia phân tích dữ liệu là gì?

Dù có một số tương đồng giữa chuyên viên phân tích kinh doanh và chuyên viên phân tích dữ liệu, hai vai trò này vẫn tồn tại những khác biệt đáng chú ý.

Chuyên viên phân tích kinh doanh (BA) là gì?

BA là người sử dụng dữ liệu để đề xuất các giải pháp và hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh. Họ thường làm việc trong bộ phận IT. Một số công việc mà một BA có thể thực hiện bao gồm:

  • Xác định các nhu cầu và những thiếu sót của doanh nghiệp
  • Đánh giá các nhóm, quy trình và cấu trúc hiện tại
  • Xây dựng báo cáo để trình bày trước các cổ đông và quản lý
  • Sử dụng dữ liệu để đưa ra các đề xuất cải thiện
  • Tham gia quản trị IT bằng cách xây dựng các báo cáo và đề xuất
  • Giám sát các hoạt động IT khác

Business Analyst là gì? Sự khác nhau giữa Business Analyst và Data Analyst 2

Chuyên gia phân tích dữ liệu (DA) là gì?

DA là người thu thập, giám sát, và diễn dịch dữ liệu cho một doanh nghiệp. DA trình bày dữ liệu của họ cho các cá nhân khác trong công ty, những người có chức năng sử dụng thông tin này để hoạch định chiến lược và đưa ra quyết định liên quan. Một số công việc mà một DA chịu trách nhiệm bao gồm:

  • Dựa trên các mục tiêu và yêu cầu kinh doanh để quyết định nhu cầu và kỹ thuật thu thập dữ liệu
  • Thu thập dữ liệu cần thiết và kiểm tra độ tin cậy của nó
  • Chuẩn bị và phân tích dữ liệu
  • Xác định các mẫu hình và xu hướng trong dữ liệu
  • Trình bày dữ liệu cho các cổ đông, quản lý, và những người phụ trách đưa ra quyết định kinh doanh
  • Xây dựng các báo cáo (văn bản và trực quan) liên quan dữ liệu đã phân tích

Khác nhau giữa BA và DA

Để hiểu rõ hơn từng vai trò, hãy xem xét những điểm khác biệt giữa họ.

Giáo dục

BA thường có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan kinh doanh, như quản trị kinh doanh, tài chính, hay kế toán. DA thường chuyên về các lĩnh vực STEM, như kỹ sư, toán, hay khoa học máy tính. Một số trường đại học có thể cung cấp các chương trình thạc sỹ cho phép các chuyên viên phân tích học sâu hơn về phân tích dữ liệu hoặc phân tích dữ liệu kinh doanh, tuy nhiên các vị trí sơ cấp trong cả hai lĩnh vực đều không đòi hỏi bằng này. Nếu một ứng viên có bằng thạc sỹ thì cơ hội được tuyển dụng của họ có thể cao hơn mà thôi.

Chứng chỉ

Các chuyên viên phân tích có thể học để lấy các loại chứng chỉ chuyên nghiệp, phục vụ mục đích thăng tiến trong sự nghiệp. Đối với BA, các chứng chỉ quản trị và phân tích kinh doanh do các tổ chức chuyên nghiệp trên toàn cầu cung cấp nên được chú ý nhất. Trong khi đó, DA có thể theo đuổi các chứng chỉ chuyên sâu về cơ sở dữ liệu và các chương trình mà họ thường xuyên sử dụng, do các công ty sản xuất phần mềm và công cụ cung cấp. Các chuyên viên phân tích có thể tham gia các khóa học, nghiên cứu tài liệu, và dự thi để lấy các chứng chỉ nói trên.

Business Analyst là gì? Sự khác nhau giữa Business Analyst và Data Analyst 3

Mục đích phân tích

BA thu thập dữ liệu, rồi sử dụng chúng để đưa ra các khuyến nghị ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh, trong khi DA thu thập và duy trì dữ liệu để trình bày cho những cá nhân khác. Một DA thành công phải trình bày thông tin rõ ràng mà không thiên kiến hay thiếu chính xác. Một BA thành công có thể hiểu dữ liệu đủ tường tận để xác định được các xu hướng, và kết hợp với kiến thức của họ về tổ chức để sử dụng dữ liệu trong việc đưa ra những khuyến nghị hữu ích.

Cấp độ kỹ năng kỹ thuật

DA làm việc trực tiếp với cơ sở dữ liệu và các chương trình thu thập thông tin, do đó họ phải có kỹ năng kỹ thuật, như hiểu được một số ngôn ngữ máy tính liên quan. BA chủ yếu nghiên cứu phân tích và áp dụng nó vào thực tế, do đó họ không cần những kiến thức chuyên môn như DA. Nếu một ứng viên BA có kiến thức kỹ thuật, họ có thể có lợi thế cạnh tranh vị trí cấp cao với các BA khác.

Mức lương của BA và DA

Một BA thường quản lý một nhóm và có trách nhiệm nặng nề hơn các DA, do đó họ có thể có lương cao hơn. Lương trung bình tại Mỹ của một BA là 71.590 USD/năm, trong khi đối với DA là 55.128 USD/năm. Mức lương này còn tùy thuộc vào địa điểm làm việc, kinh nghiệm, giáo dục, và công ty mà bạn làm việc. Bạn sẽ có cơ hội tốt hơn và lương cao hơn nếu làm việc ở các thành phố lớn.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Business Analyst”

Business Analyst la gì
Business Analyst cần học gì  Lộ trình học Business Analyst business analyst – fpt 
Business Analyst tuyển dụng lương business analyst – fpt Học Business Analyst cho người mới bắt đầu Lương Business Analyst

Bài liên quan