Downtime là gì? 4 cách giảm thời gian downtime website

Downtime là gì?

Khi một website hoàn toàn không truy cập được, hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ chính của nó đối với người dùng, thì website được gọi là “chết” (down). Quãng thời gian diễn ra sự việc này được miêu tả bằng cụm từ “thời gian chết của website” (website downtime).

Báo cáo Downtime

Báo cáo downtime là báo cáo về thời gian mà một hệ thống, máy chủ, hoặc ứng dụng không hoạt động hoặc bị gián đoạn trong việc cung cấp dịch vụ cho người dùng. Downtime có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm lỗi phần mềm, thiết bị phần cứng bị hỏng, sự cố mạng, hoặc tình huống khẩn cấp như sự cố tự nhiên hoặc hack.

Báo cáo downtime thường bao gồm các thông tin về thời gian downtime, nguyên nhân của downtime, phạm vi ảnh hưởng, số lượng người dùng bị ảnh hưởng, thời gian phục hồi, và các hành động được thực hiện để giải quyết vấn đề. Báo cáo này rất quan trọng để cho phép các nhà quản trị hệ thống đánh giá mức độ ảnh hưởng của downtime, xác định các vấn đề và cải thiện kế hoạch khắc phục trong tương lai.

Tại sao cần chú ý đến downtime

Website downtime là một mối đe dọa nghiêm trọng đến các doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Downtime gây bất lợi lớn cho công ty, bởi nó có thể dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng, làm ảnh hưởng hình ảnh thương hiệu, sụt giảm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, và đánh mất khách hàng cũng như những mối quan hệ tiềm năng.

Bởi website là bộ mặt của thương hiệu, và trong hầu hết các trường hợp, là điểm chạm đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình giữa khách hàng với công ty. Do đó, website luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng nên là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.Downtime là gì và 4 cách hạn chế downtime cho website

4 lý do gây ra downtime

Quá tải máy chủ

Nếu website được lưu trữ trên một máy chủ dùng chung, mỗi khi có sự tăng vọt về lưu lượng truy cập vào website của bạn, host có thể tạm ngưng hoặc đưa website của bạn về chế độ “nghỉ” để bảo vệ các website khác. Tương tự, nếu các website khác trên máy chủ đối mặt với lưu lượng truy cập quá lớn, do hiệu ứng “hàng xóm”, website của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.

Sự tăng vọt về lưu lượng truy cập web có thể làm sập website hoặc khiến hầu hết chức năng của website bị “treo” trong trường hợp host không đủ khả năng xử lý. Một lý do khác có thể là máy chủ đang cập nhật hệ thống, buộc họ phải ngừng website của bạn trong một thời gian ngắn.

Bị tấn công mạng (DDoS)

​​ Downtime là gì và 4 cách hạn chế downtime cho website

Bạn cần cảnh giác trước các tình huống tăng vọt về lưu lượng truy cập. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy các hacker hoặc malware đang tìm cách gây ra tình trạng quá tải. Các cuộc tấn công DDoS (từ chối dịch vụ) nhằm vào website của bạn, trong đó một mạng lưới gồm nhiều hệ thống máy tính đồng loạt gửi lưu lượng truy cập ảo khổng lồ đến website, chỉ có một mục đích duy nhất là khiến website ngừng hoạt động. Do đó, nếu các giao thức bảo mật của website không được cập nhật và duy trì, website sẽ rất dễ hứng chịu các đợt tấn công trong tương lai.

Sự cố phần cứng và phần mềm

Mất điện đột ngột do sự cố phần cứng vẫn đứng đầu trong danh sách nguyên nhân gây downtime trên toàn cầu. Năm 2010, Amazon từng cho biết lần downtime nghiêm trọng nhất mà website của họ gặp phải trong năm là do lỗi phần cứng.

Việc lơ là bảo trì phần cứng định kỳ có thể dẫn đến những lỗi không lường trước được, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của website. Về mặt phần mềm, nếu sử dụng các plugin và theme WordPress lỗi thời và không tương thích với phiên bản WordPress hiện tại, bạn cũng sẽ vô tình khiến người dùng khó lòng truy cập vào website.

Nguyên nhân khác

Theo một nghiên cứu, hơn 40% số trường hợp downtime là do lỗi con người, như:

  • Vô tình…rút phích khi đang làm việc với máy chủ
  • Lắp đặt và vận hành máy chủ không đúng kỹ thuật
  • Bất cẩn hoặc sai sót trong quá trình review mã nguồn website

Amazon từng bị downtime khá nhiều giờ liên tục vào năm 2017, khi một nhân viên cho chạy code với một lỗi nhỏ, khiến hàng loạt máy chủ của công ty này ngừng hoạt động, từ đó gây gián đoạn truy cập đến các dịch vụ AWS trong 3 giờ liền. Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của con người, như thiên tai, cũng có thể tác động đến các dịch vụ của bạn trên quy mô lớn.

Giải pháp hạn chế downtime cho website

Sử dụng CDN

Downtime là gì và 4 cách hạn chế downtime cho website

Content Delivery Networks (CDN, mạng phân phối nội dung), là một lớp hạ tầng nằm giữa máy chủ của website và người dùng, có chức năng cải thiện tốc độ và khả năng truy cập vào website. CDN sử dụng một mạng lưới các máy chủ lưu tạm ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới để lưu trữ một phiên bản tạm của nội dung website và phân phối nó một cách nhanh chóng đến những người dùng gần đó.

Như vậy, CDN đóng vai trò hệ thống đệm, có thể tiếp tục cung cấp nội dung đến người dùng của bạn kể cả khi website không truy cập được. Ngoài việc là một giải pháp khá tiện lợi trong những tình huống downtime ngắn, CDN còn giúp ngăn chặn nhiều loại bot nguy hiểm xâm nhập website và cung cấp bộ lọc lưu lượng bằng cách phân tích địa chỉ IP.

Chọn host đáng tin cậy

Host mà bạn cho cho website đóng vai trò rất quan trọng trong hạn chế downtime. Nhà cung cấp dịch vụ hosting thường có khả năng xử lý lưu lượng truy cập cao. Bạn không nên tự đặt website của mình trước nguy cơ chỉ vì chọn host giá rẻ nhưng chất lượng kém, trong khi hoạt động kinh doanh của bạn lại hoàn toàn trực tuyến và thường xuyên đón nhận lưu lượng truy cập cao.

Hãy sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo cho bạn tỉ lệ uptime cao. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ hosting đều hứa hẹn uptime trên 99,9%. Lưu ý chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với nhu cầu và túi tiền của bạn.

Sử dụng dịch vụ giám sát website

Các dịch vụ giám sát website sẽ liên tục…giám sát website của bạn và báo động nếu website gặp downtime. Sử dụng một dịch vụ giám sát website không giúp bạn hạn chế tỉ lệ downtime, nhưng là giải pháp tiện lợi để bạn luôn là người đầu tiên biết về sự cố downtime của website đang quản lý. Chọn một phần mềm giám sát website có khả năng kiểm tra website của bạn trong những khung thời gian càng ngắn càng tốt và cảnh báo bạn qua nhiều kênh khác nhau.

Tạo ra một trang trạng thái đơn giản, dễ hiểu mà người dùng của bạn có thể truy cập vào để biết chuyện gì đang xảy ra. Lý tưởng nhất là bạn nên là người đầu tiên thông báo về sự cố website của mình, trước khi người dùng bắt đầu thắc mắc rằng “website của bạn bị hỏng rồi à?” trên khắp cõi mạng! Khi website của bạn bị downtime, người dùng nên được biết mọi chuyện nhờ trang trạng thái nói trên, cũng như các tài khoản mạng xã hội khác của bạn, cho đến khi vấn đề được khắc phục.

Sao lưu dữ liệu

Thường xuyên sao lưu dữ liệu là thói quen cần thực hiện bởi dù bạn có áp dụng bao nhiêu giải pháp phòng ngừa đi chăng nữa, website của bạn vẫn có khả năng bị downtime. Do đó, điều quan trọng là phải lưu giữ ít nhất một bản sao lưu, và dữ liệu sao lưu phải nằm trên máy nội bộ lẫn trên đám mây nếu có thể. Nhiều nhà cung cấp host trang bị cho người dùng các công cụ để sao lưu dữ liệu website. Các dịch vụ hosting dự phòng cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung khi có sự cố.

Do đó, thiết lập một tài khoản hosting thứ cấp với một nhà cung cấp khác là điều nên làm, bởi host dự phòng sẽ giúp bạn lưu trữ dữ liệu trên một máy chủ khác. Những vấn đề nhỏ như tên miền hết hạn đôi lúc cũng dẫn đến downtime, và có thể được giải quyết bằng cách lên lịch tự động thanh toán tên miền, hoặc mua tên miền với thời gian dài hơn.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “downtime là gì”

DOWNTIME Lean
 Báo cáo downtime là gì Downtown la gì  Downtime Đồng nghĩa 
 Uptime  Spare time là gì    

Bài liên quan