Time on site là gì? Vài cách tăng time on site hiệu quả

Bạn đang tìm hiểu Time on site là gì? Làm thế nào để có thể tăng Time on site. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin chi tiết nhé.

Time on site là gì? Những cách tăng time on site hiệu quả 1

Time on site là gì?

Time on site là tổng lượng thời gian mà một đọc giả bỏ ra để “lướt” website của bạn. Nó được tính toán bằng cách lấy mốc thời gian khi khách bấm vào liên kết dẫn đến trang thông qua một công cụ tìm kiếm, hoặc liên kết đến trang landing của bạn, cho đến khi khách rời khỏi website.

Tại sao việc theo dõi thời gian khách truy cập website à rất quan trọng? Phải chăng số trang được khách ghé thăm là chưa đủ? Không hẳn như vậy. Time on site mang lại cho bạn rất nhiều chỉ báo chính xác về hoạt động tương tác của đọc giả với nội dung trang.

Số trang được khách ghé thăm có thể khá cao, nhưng không đồng nghĩa họ chú ý đến nội dung của bạn. Hãy tưởng tượng một vị khách ghé thăm 10 trang trong vòng 30 giây – hiển nhiên họ chỉ đọc kỹ một vài trang mà thôi, và rồi rời đi mà chẳng thấy hào hứng gì nhiều. Thời gian truy cập kết hợp với số trang được ghé thăm có thể mang lại cho bạn cái nhìn tổng thể và chính xác về mức độ tương tác của đọc giả.

Bạn muốn cải thiện time on site? Hiển nhiên rồi, bởi nó đi kèm với khá nhiều lợi ích – bao gồm doanh thu quảng cáo cao hơn. Đọc giả càng tương tác nhiều, website càng có giá trị hơn đối với các nhà quảng cáo, từ đó chỉ số CPM cũng được cải thiện.

Dưới đây là những mẹo để đạt được lưu lượng truy cập chất lượng cao hơn, time on site lâu hơn, và số trang được ghé thăm nhiều hơn trong mỗi phiên truy cập, cũng như cách tận dụng tối đa chỉ số time on site.

Lợi ích của việc tăng chỉ số time on site

Time on site cao có thể góp phần làm tăng doanh thu từ quảng cáo. Nhưng không chỉ vậy. Dưới đây là một số lợi ích khác của việc tăng chỉ số time on site.

Time on site là gì? Những cách tăng time on site hiệu quả 2

Tăng tỉ lệ chuyển đổi

Đọc giả càng ở lâu trên trang web của bạn, khả năng họ sẽ thực hiện hành động mà bạn muốn họ thực hiện càng cao – có thể là nhấn nút đăng ký newsletter, hoặc mua một món hàng nào đó.

Tăng doanh thu quảng cáo

Thời gian khách bỏ ra trên một website là một trong những cách quan trọng nhất để tăng doanh thu cho nhà xuất bản website. Tại sao?

  • Khi dành nhiều thời gian hơn trên website của bạn, giá trị của đọc giả đối với các nhà quảng cáo sẽ tăng lên, do đó họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để chào mời đăng quảng cáo. Những người dùng ít tương tác không có nhiều giá trị đối với nhà xuất bản website, bởi họ không hào hứng với website. Điều này khiến tỉ lệ thoát trang tăng lên, giảm tỉ lệ chuyển đổi, và ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu quảng cáo.
  • Đọc giả càng ở lâu trên trang của bạn, lượng quảng cáo họ thấy sẽ càng cao.
  • Họ cũng sẽ thấy quảng cáo hiển thị lâu hơn – khả năng xem quảng cáo sẽ tăng lên, và đó là một trong những tiêu chí chủ chốt để xác định CPM.

Đọc giả trung thành

Ngoài các lợi ích về mặt doanh thủ, theo dõi time on site còn giúp xác định cảm nhận thực sự của mọi người về trang của bạn. Trải nghiệm người dùng nên luôn được đặt lên hàng đầu, và nếu đọc giả không nhận được giá trị từ trang của bạn, họ sẽ không quay lại lần sau.

Do đó, nếu time on site thấp, website của bạn có vẻ đang thiếu thứ gì đó và bạn nên suy nghĩ lại về chiến lược nội dung của mình. Nếu đọc giả dành nhiều thời gian hơn cho website của bạn, có nghĩa là bạn đang sở hữu một website tốt và hoàn toàn có thể trông chờ các đọc giả trung thành quay trở lại lần sau.

Cách tăng time on site

Có nhiều cách để tăng thời gian người dùng bỏ ra trên website của bạn. Đầu tiên, bạn phải mang lại một trải nghiệm người dùng tốt ngay khi đọc giả truy cập trang, sau đó là cung cấp các nội dung mang tính tương tác cao phù hợp với đọc giả đó.

Cải thiện UX

  • Thiết kế rõ ràng: Tương tác đầu tiên với website là điều quan trọng nhất. Chỉ mất khoảng 0,05 giây để người dùng đưa ra ý kiến về website của bạn, từ đó quyết định liệu họ có thích trang hay không, và sẽ ở lại hay rời đi. Do đó, điều căn bản là phải có một website tổ chức tốt, bao gồm thanh điều hướng rõ ràng và công cụ tìm kiếm dễ dàng. Bạn cũng nên hướng đến một thiết kế mạch lạc, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc, nhiều loại font chữ, kích cỡ chữ… Không có giải pháp duy nhất nào phù hợp cho mọi người, nhưng duy trì một website rõ ràng, khuyến khích người dùng ở lại, là tối quan trọng.
  • Nạp trang nhanh: kể cả khi trang của bạn có thiết kế tốt và nội dung được cập nhật thường xuyên, nếu nó không nạp đủ nhanh, sẽ chẳng còn ai ở lại để xem cả.

Khảo sát cho thấy 27% người dùng chỉ sẵn sàng chờ tối đa 3 giây để nạp một trang web trên điện thoại, 32% sẵn sàng chờ tối đa 6 giây, và chỉ 24% sẵn sàng chờ lâu hơn 6 giây.

Có nhiều lý do tại sao trang của bạn lại nạp chưa đủ nhanh: độ phân giải ảnh hoặc video quá cao, trang bao gồm quá nhiều code nặng hoặc nhiều quảng cáo phức tạp… Để khắc phục, bạn cần đơn giản hóa HTML và CSS, giảm thời gian phản hồi máy chủ, thiết lập cache trình duyệt… Tối ưu hóa tốc độ trang có thể là việc khá phức tạp, do đó hãy tận dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights hoặc Ad Audits Tool for Lighthouse.

Thời gian nạp trang đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Một trang nạp nhanh hơn sẽ có thứ hạng cao hơn, mang lại cho bạn cơ hội thu hút thêm nhiều lead đến với website từ các kết quả tìm kiếm hữu cơ.

  • Các bài viết được tổ chức tốt: đọc trực tuyến rất khác so với đọc ngoại tuyến. Cách tổ chức các bài viết cũng quan trọng không kém nội dung. Bài viết nên bao gồm các đoạn ngắn, gạch đầu dòng từng ý, heading, font chữ đủ lớn và rõ ràng, hoặc các từ in đậm, in nghiêng, gạch chân để giúp việc tìm nội dung dễ dàng hơn. Sử dụng các từ ngữ dễ hiểu thay vì các cụm phức tạp cũng là lựa chọn tốt. Để biết nội dung của bạn hiệu quả đến đâu, có thể sử dụng các plugin được nhà cung cấp web đề xuất, ví dụ Yoast dành cho WordPress, với chức năng chấm điểm mức độ dễ đọc của bài viết.
  • Phiên bản di động: mọi người ngày càng có thói quen sử dụng smartphone để đọc báo chí và mua sắm trực tuyến, do đó thiết kế một trang web tương thích di động là điều cần thiết. Tỉ lệ tăng trưởng của quảng cáo di động cũng là một bằng chứng: năm 2019, số tiền chi cho quảng cáo di động trên toàn cầu ước tính đạt 190 tỷ USD và đến năm 2021 đã vượt quá 288 tỷ USD.
  • Tái điều hướng các liên kết lỗi: nếu người dùng truy cập vào một trang không còn tồn tại nữa, hành động thường thấy sẽ là đóng trang và rời đi. Có rất nhiều lý do tại sao phải xóa một trang nội dung, và đó là điều khá bình thường, nhưng ngay sau đó, bạn luôn phải tái điều hướng để tránh làm tăng tỉ lệ bỏ trang. Theo dõi kỹ mọi liên kết lỗi có thể khá thách thức, nên hãy dùng các plugin như Redirection cho WordPress chẳng hạn.

Nội dung VIP

Suy cho cùng, thứ tạo nên sự hấp dẫn của website vẫn là nội dung. Nội dung tốt sẽ mang đọc giả đến với trang của bạn. Ngoài việc phải chọn chủ đề phù hợp, bạn nên tạo nội dung chuẩn VIP – trong đó V là hấp dẫn thị giác (Visualizing), I là có tính tương tác (Interactive), và P là cá nhân hóa (Personalized).

  • Nội dung hấp dẫn thị giác: bao gồm ảnh, infographic, biểu đồ, hoặc video, giúp nội dung trở nên thú vị và lôi cuốn hơn. Nên nhớ rằng, đọc trực tuyến khác với đọc ngoại tuyến, và sự chú ý của đọc giả cũng thấp hơn nhiều, do đó đưa nội dung thị giác vào sẽ giúp giữ chân đọc giả lâu hơn.
  • Nội dung tương tác: bạn cũng nên đưa vào các câu hỏi, kèm phần bình luận hoặc khảo sát, để đọc giả có thể bày tỏ ý kiến và trở thành những người tham gia tích cực thay vì chỉ là khách ghé thăm thụ động.
  • Nội dung cá nhân hóa: cuối cùng, cần tập trung vào nội dung cá nhân hóa. Nội dung càng phù hợp với sở thích người dùng, họ sẽ càng tiếp tục ở lại lâu. Để biết rõ hơn về đọc giả, bạn nên bắt đầu thu thập và phân tích dữ liệu người dùng, phân nhóm đọc giả, và cung cấp nội dung phù hợp với từng nhóm.

Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu khách ghé thăm mỗi lần họ vào trang và phục vụ họ bằng nội dung họ sẽ có hứng thú nhất, có thể dưới dạng nội dung follow-up, các bài viết khuyến nghị, hoặc các CTA trên trang.

Độ dài bài viết thì sao? Bạn có thể nghĩ rằng nội dung càng dài càng giúp tăng time on site, nhưng không phải lúc nào nội dung dài hơn cũng tốt hơn. Đôi lúc nội dung dài sẽ quá phức tạp và gây khó chịu cho đọc giả. Do đó cân bằng giữa các bài viết chuyên sâu và các bài ngắn hơn, dễ “tiêu hóa” hơn, có lẽ là cách tốt nhất.

Time on site là gì? Những cách tăng time on site hiệu quả 3

Thổi bùng hứng thú

Time on site tăng lên khi khách đọc nhiều bài hơn, tất nhiên rồi! Có rất nhiều cách dễ dàng nhưng hiệu quả để khuyến khích đọc giả tương tác với nhiều nội dung hơn và khám phá các nội dung mới, như:

  • Bố trí menu điều hướng rõ ràng, lý tưởng nhất là đặt một sidebar điều hướng hiển thị tất cả các danh mục nội dung chính. Nội dung tốt nhất của bạn nên sẵn sàng sau một hoặc hai lần bấm chuột trên menu – ví dụ, nên đưa vào danh mục các bài viết phổ biến nhất trên trang.
  • Liên kết với các bài viết khác trên website của bạn – cách này không chỉ giúp quảng bá cho các bài viết cũ vẫn còn giá trị mà còn cải thiện SEO nữa.
  • Đề xuất các bài tiếp theo liên quan đến nội dung đọc giả đang xem. Để làm điều đó, có rất nhiều plugin hỗ trợ, như Custom Related Posts cho WordPress, hoặc Matched Content do AdSense cung cấp.

Nhắm đến các khách hàng có ý định rời đi

Dù website có thiết kế tốt với nội dung tuyệt vời, một số đọc giả vẫn sẽ bỏ trang. Bạn có một cơ hội cuối để giữ chân họ, hoặc ít nhất là khiến họ thực hiện một hành động mà bạn muốn – bằng cách giám sát ý định rời đi. Có nhiều công cụ để theo dõi chuyển động chuột của người dùng và có thể phát hiện liệu một đọc giả có sắp rời trang hay không.

Trong tình huống đó, công cụ sẽ đưa ra một nút CTA, có thể kèm theo lời mời đăng ký newsletter, link download miễn phí, hoặc mã giảm giá. Nhờ đó, bạn có thể kết nối với khách đang có ý định rời đi, và biến họ thành một người dùng có khả năng quay lại lần nữa. HelloBar là một công cụ như vậy mà bạn nên thử.

Cẩn thận với các quảng cáo không mong muốn

Quảng cáo có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hành vi khách – hãy đảm bảo đưa ra các quảng cáo liên quan đến họ, và đừng chiếm diện tích quá lớn trên trang vì có thể làm giảm trải nghiệm người dùng.

Phân tích xem giải pháp nào hiệu quả nhất

Tóm lại, không có công thức nào phù hợp cho tất cả. Bạn nên thử sử dụng các phân tích trên trang, và xem giải pháp nào hiệu quả nhất đối với đọc giả. Tiếp tục tìm kiếm những trang và những loại nội dung đang gây được ấn tượng với khác, và những yếu tố khiến tỉ lệ bỏ trang tăng cao. Sử dụng dữ liệu để đưa ra kết luận, từ đó thích nghi và căn chỉnh chiến lược nội dung sao cho phù hợp nhất.

Tận dụng lợi thế của time on site cao

Để tối đa hóa doanh thu quảng cáo, bạn có thể sử dụng hai loại quảng cáo chuyên dụng cho những trường hợp có time on site cao.

Ad refresh

Ad refresh, còn gọi là quảng cáo tự động refresh, là một kỹ thuật cho phép người dùng tích cực của trang thấy nhiều quảng cáo khác nhau trong suốt phiên truy cập của họ dựa trên các trigger định sẵn. Có nhiều loại trigger khiến quảng cáo refresh, như khi người dùng thực hiện một hành động nhất định – như sử dụng công cụ tìm kiếm, cuộn trên trang, tham gia khảo sát…, hay dùng bộ đếm thời gian – ví dụ quảng cáo mới hiện ra mỗi 30 giây.

Nhờ ad refresh, khách sẽ thấy nhiều quảng cáo hơn trong mỗi phiên so với thông thường. Từ đó, doanh thu quảng cáo của bạn sẽ cao hơn vì số lượng quảng cáo xuất hiện nhiều hơn. Phương thức này sẽ giúp tăng số lần gây ấn tượng trong mỗi phiên.

Quảng cáo dính

Time on site là gì? Những cách tăng time on site hiệu quả 4

Một phương thức khác để tăng doanh thu quảng cáo khi có time on site cao là quảng cáo dính. Quảng cáo dính cực kỳ hiệu quả để làm tăng tỉ lệ xem. Những quảng cáo này được đặt ở một vị trí cố định trên trang và không biến mất khi người dùng cuộn xuống hoặc lên. Quảng cáo dính thường có hiệu quả tốt hơn quảng cáo thông thường, chủ yếu bởi tỉ lệ xem cao hơn của nó, dẫn đến việc các nhà quảng cáo sẵn sàng trả thêm tiền cho chúng, từ đó nâng cao chỉ số CPM và doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng quảng cáo dính không chiếm không gian quá lớn trên trang, làm giảm UX của trang.

Tổng kết

Theo dõi time on site trung bình là việc rất cần thiết để biết được mức độ tương tác của đọc giả với trang.

Time on site trung bình cao hơn sẽ dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi cao hơn cũng như doanh thu quảng cáo cao hơn, bởi các nhà quảng cáo không ngần ngại trả thêm tiền để thu hút sự chú ý của một người dùng thực sự thích tương tác. Time on site cao có thể đạt được bằng cách triển khai nhiều chiến thuật, như cải thiện UX, cá nhân hóa nội dung, hoặc tạo sự hứng thú bằng cách đề xuất nội dung liên quan.

Doanh thu quảng cáo có thể tăng cao hơn nữa nêu bạn triển khai quảng cáo dính và ad refresh – vốn cực kỳ phù hợp cho các trang web với time on site trung bình cao.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “time on site”

Time on site là gì 
Time on site bao nhiêu là tốt  Bounce rate  Bounce rate là gì
Google Analytics Average visit duration website Session duration Google Analytics  

Bài liên quan