Than phiền: 0909 576 798

Ông Ngô Văn Tẩu, Tổng Giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM chia sẻ với VietnamFinance: “Covid-19 là cú hích lớn buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình, thay đổi hình thức kinh doanh để duy trì hoạt động. Đây chính là cơ hội lội ngược dòng mà Covid-19 đang mở ra cho cộng đồng doanh nhân".


Đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu trì trề, nhiều ngành nghề rơi vào trạng thái “đóng băng", kể từ cuối năm 2029. Nhưng ở châu Á, trong đó có Việt Nam, Covid-19 đã đem lại sự phát triển bứt phá trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế số và công nghệ vẫn có khả năng để lội ngược dòng, mở rộng thị trường khi ghi nhận sự tăng trưởng cả về người dùng lẫn quy mô thị trường.

Trạng thái "bình thường mới" đầy thách thức và khó khăn của doanh nghiệp công nghệ

Trước ảnh hưởng của đại dịch, CNTT tưởng như là lĩnh vực ít phải chịu tác động nhất. Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Tẩu, trên thực tế doanh nghiệp công nghệ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn đến từ cả bên trong và bên ngoài.

Xét trong nội bộ, khoảng thời gian dài WFH tại nhà gây không ít khó khăn, doanh nghiệp cần phải thay đổi một số chính sách cùng như luôn tạo sự liên kết tinh thần cho nhân viên để đảm bảo năng suất lao động và duy trì hoạt động kinh doanh.

Covid-19 là cái bóng đen vào trùm lên mọi lĩnh vực không phân biệt bạn ở ngành nghề nào, khó khăn nhất là ở khâu tiếp cận với khách hàng mới và tìm kiếm thị trường mới, bởi lẽ đa phần  khách hàng phải thắt chặt chi tiêu do tài chính hạn hẹp nên chưa thể chi trả cho các dịch vụ, dự án Công nghệ thông tin. Mọi thứ đều trì trệ, một số dự án phải chững lại đợi để nghe ngóng diễn biến dịch bệnh mới có thể tiếp tục triển khai.

Tuy nhiên, trong cái khó chúng ta vẫn nhìn thấy được những điểm sáng mới: đó là Covid-19 đã thay đổi gần như hoàn toàn hành vi của người tiêu dùng: tự nấu ăn, hạn chế sử dụng tiền mặt, làm việc từ xa trở nên phổ biến… Đó là bước tiến mới khá mạnh mẽ giúp các ngành thương mại điện tử, thanh toán điện tử và dịch vụ công nghệ… vươn mình phát triển trong tương lai gần.

Theo eMarketer, Việt Nam dù sở hữu một nền TMĐT non trẻ so với các quốc gia trong khu vực nhưng theo Sách trắng TMĐT Việt Nam công bố vào tháng 7-2021, TMĐT Việt Nam năm 2020 đạt doanh thu 11,8 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2019. Với gần 50 triệu người tiêu dùng tham gia trên các sàn TMĐT, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ người tham gia mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực. Với mức tăng trưởng ấn tượng đó, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành mảnh đất hấp dẫn cho TMĐT tại khu vực Đông Nam Á.

Chuyển đổi mô hình kinh doanh để "lội ngược dòng" trong thời Covid-19

Theo ông Ngô Văn Tẩu, Covid-19 là nguy cơ, thách thức nhưng cũng là "thuốc thử" để chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng công nghệ và Internet chắc chắn sẽ “thống trị” hầu hết mọi mặt của cuộc sống trong tương lai.

Minh chứng rõ nét nhất trong khoảng thời gian Covid-19 bùng nổ tại nước ta, mọi thứ offline đều được thay thế bằng online: hình thức làm việc, học tập, mua sắm, giao tiếp, giải trí… offline được thay thế hoàn toàn bằng online.

Sự tăng trưởng “ngược dòng” của các ngành kinh tế số chính là động lực khiến cho nhiều doanh nghiệp truyền thống quyết tâm chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ và hiện diện “online” nhiều hơn.
 

Chuyển đổi số là cơ hội để các doanh nghiệp 'lội ngược dòng' thời Covid-19


Các doanh nghiệp truyền thống nên chú trọng tập trung vào thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Càng trong khó khăn, việc ứng dụng công nghệ càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ông Ngô Văn Tẩu nhấn mạnh: “Covid-19 là cú hích lớn buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình, thay đổi hình thức kinh doanh để duy trì hoạt động. Khi các hoạt động buộc phải chuyển đổi từ offline thành online, đây chính là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Chính chúng tôi cũng đã và đang trải qua giai đoạn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ, quy trình nội bộ của công ty”.

Chuyển đổi số không có gì gọi là quá to tát, hãy bắt đầu bằng số hóa dữ liệu, chuyển đổi cách giới thiệu thương hiệu, sản phẩm từ truyền thống báo giấy, truyền miệng sang website online. Bắt đầu bằng việc chọn một tên miền nhận diện thương hiệu, thuê Hosting, xây dựng website, Email Server, Cloud Server, chứng thư số SSL...

Khoảng 98% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhưng hầu hết các sản phẩm công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số trên thị trường phục vụ doanh nghiệp vừa và lớn. Vì vậy, đại đa số doanh nghiệp không có công cụ phù hợp để tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Đối với Hositfy.vn thương hiệu mới của GMO-Z.com Runsystem chúng tôi hiểu được điều này nên đã đào sâu”, thấu hiểu đối tác, khách hàng, để đưa ra được giải pháp chuyển đổi số hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp nhỏ với chi phí tiết kiệm nhất.

Hiện nay, công nghệ đang định hình cách mà người Việt Nam kinh doanh, sản xuất hàng hóa, mua sắm, làm việc, học tập và giao tiếp. Doanh nhân Ngô Văn Tẩu cho rằng lĩnh vực công nghệ nếu được đầu tư đúng đắn có thể sẽ mang tới những tiềm năng tăng trưởng vượt ngoài kỳ vọng cho nền kinh tế, vượt qua những khó khăn mà đại dịch Covid-19 đang gây ra cho các ngành có thế mạnh truyền thống.

Trích nguồn: Vietnamfinance.vn

Icon Logo hostify

Web369 - Giải pháp website trọn gói

  •   Chỉ 3 phút có ngay website chuẩn SEO
  •   Gồm 6 tiện ích: Hosting + Domain + Source Web + SSL + Multi IP + Whois Protect
  •   Từ 90.000đ/tháng