Thương mại điện tử (Ecommerce) chỉ các công ty và cá nhân bán hoặc mua hàng hóa và dịch vụ qua internet. Ecommerce vận hành trên nhiều loại phân khúc thị trường khác nhau và có thể được tiến hành thông qua máy tính, tablet, smartphone, và các thiết bị thông minh khác.
Gần như mọi sản phẩm và dịch vụ mà bạn có thể hình dung ra được đều có thể được giao dịch thông qua các nền tảng thương mại điện tử, bao gồm sách, nhạc, vé máy bay, và các dịch vụ tài chính như đầu tư chứng khoán và ngân hàng trực tuyến. Do đó, Ecommerce được xem là một công nghệ mang tính đột phá khi vừa ra mắt.
Như đã nói ở trên, ecommerce là quy trình bán và mua các sản phẩm/dịch vụ trực tuyến. Nó yêu cầu nhiều bên cùng tham gia xử lý một giao dịch, song song với đó là hoạt động trao đổi dữ liệu hoặc tiền tệ. Ecommerce là một phần của ngành công nghiệp quy mô lớn hơn: kinh doanh điện tử (ebussiness), nơi diễn ra mọi quy trình cần thiết để vận hành một công ty trực tuyến.
Ecommerce đã và đang mở ra cánh cửa để các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ với phạm vi phủ sóng hạn chế) tiếp cận và thiết lập sự hiện diện trên các thị trường rộng lớn hơn, bằng cách cung cấp các kênh phân phối giá rẻ và hiệu quả cho các sản phẩm/dịch vụ của họ.
Ví dụ, Target mở một cửa hàng trực tuyến để hỗ trợ cho các cửa hàng ngoài đời thực của họ, cho phép khách hàng mua sắm mọi thứ từ quần áo và máy làm cà phê, cho đến kem đánh răng và mô hình đồ chơi mà chẳng cần ra đường.
Cung cấp hàng hóa và dịch vụ chắc chắn là điều không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi phải nghiên cứu rất nhiều về các sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn bán, thị trường muốn tiếp cận, nhóm đối tượng, các đối thủ cạnh tranh, cũng như các khoản chi phí ước tính.
Sau khi đã xác định được những yếu tố này, bạn cần nghĩ ra tên gọi và xây dựng một cấu trúc hợp pháp, như một tập đoàn chẳng hạn. Tiếp theo, bạn thiết lập một trang ecommerce với cổng thanh toán tích hợp.
Ví dụ, một chủ doanh nghiệp nhỏ đang điều hành một cửa hàng quần áo có thể thiết lập một website bán quần áo và các sản phẩm liên quan trên mạng, cho phép khách hàng thanh toán với thẻ tín dụng hoặc thông qua một dịch vụ xử lý thanh toán như PayPal.
Ecommerce đã thay đổi cách thức chúng ta mua sắm và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ. Ngày càng nhiều người sử dụng máy tính và các thiết bị thông minh để đặt hàng rồi rung đùi ngồi chờ chúng được chuyển đến tận nhà. Có thể nói, ecommerce đã làm rúng động lĩnh vực bán lẻ.
Nhờ ecommerce, Amazon và Alibaba vươn lên để trở thành những cái tên vô cùng phổ biến, buộc các nhà bán lẻ truyền thống phải e dè và tìm cách thay đổi cách thức kinh doanh.
Nhưng đó chưa phải tất cả. Để không bị lấn át, người bán hàng đơn lẻ cũng bắt đầu đặt chân vào ecommerce thông qua các website cá nhân của chính họ. Và các khu chợ kỹ thuật số như eBay hay Etsy xuất hiện, đóng vai trò các sàn giao dịch nơi vô số người mua và người bán tìm đến nhau để thực hiện hoạt động kinh doanh.
Hầu hết chúng ta đều từng một lần mua sắm trực tuyến, có nghĩa là chúng ta đã tham gia vào ecommerce. Do đó, có thể khẳng định ecommerce xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhưng rất ít người biết rằng ecommerce thực ra đã tồn tại từ trước khi internet bắt đầu.
Ecommerce ra đời vào thập niên 1960, khi các công ty sử dụng một hệ thống điện tử gọi là Electronic Data Interchange để truyền tải các tài liệu. Đến năm 1994, giao dịch đầu tiên mới được thực hiện. Đó là giao dịch bán một chiếc đĩa CD thông qua một website bán lẻ trực tuyến gọi là NetMarket.
Kể từ đó, ngành công nghiệp ecommerce đã trải qua rất nhiều thay đổi, và có những bước tiến hóa to lớn. Các nhà bán lẻ truyền thống buộc phải tận dụng công nghệ mới nhằm duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh các công ty như Alibaba, Amazon, eBay và Etsy ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.
Những công ty này đã tạo nên một không gian mua sắm ảo với đủ loại hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng có thể dễ dàng truy cập chỉ với vài cú bấm chuột.
Công nghệ mới tiếp tục đơn giản hóa việc mua sắm trực tuyến. Mọi người có thể kết nối với các doanh nghiệp thông qua smartphone và các thiết bị khác, bằng cách tải xuống các ứng dụng để thực hiện thanh toán.
Sự xuất hiện của các hình thức miễn phí vận chuyển, từ đó giảm chi phí cho người tiêu dùng, cũng giúp cải thiện hơn nữa mức độ phổ biến của ngành công nghiệp ecommerce.
Ecommerce mang đến cho người tiêu dùng những ưu thế sau:
Nhưng các trang ecommerce cũng đi kèm nhiều nhược điểm, bao gồm:
Tùy thuộc vào hàng hóa, dịch vụ, và cơ cấu tổ chức của một công ty ecommerce, chúng ta có thể chia ecommerce thành nhiều loại hình khác nhau. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh phổ biến:
Các công ty ecommerce B2C bán sản phẩm trực tiếp đến người dùng cuối. Thay vì phân phối hàng hóa đến một bên trung gian, công ty B2C sẽ thực hiện giao dịch với người tiêu dùng sử dụng hàng hóa của họ.
Loại mô hình kinh doanh này có thể được sử dụng để bán sản phẩm (ví dụ như website của cửa hàng đồ thể thao địa phương) hoặc dịch vụ (ví dụ như ứng dụng di động dọn dẹp nhà cửa để đặt dịch vụ dọn dẹp). Đây là mô hình kinh doanh phổ biến nhất và là khái niệm mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến khi nghe về ecommerce.
Tương tự B2C, một doanh nghiệp ecommerce có thể bán hàng hóa trực tiếp đến người dùng. Tuy nhiên, thay vì là người tiêu dùng, người dùng đó có thể là một công ty khác. Các giao dịch B2B thường có khối lượng lớn hơn, với yêu cầu cao hơn, và có thời gian cần để hoàn thành đơn hàng dài hơn.
Công ty đặt hàng có thể cũng cần lên lịch mua hàng định kỳ nếu đó là hàng hóa dùng cho các quy trình sản xuất định kỳ của họ.
Một số thực thể chuyên biệt như các nhà thầu chính phủ phụ trách cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho các cơ quan hoặc chính quyền. Tương tự như mối quan hệ B2B, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và bán chúng cho thực thể nói trên.
Các công ty ecommerce B2G thường phải đáp ứng các yêu cầu của chính phủ, tham gia đấu thầu để nhận dự án, và đáp ứng các tiêu chí rất cụ thể đối với từng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Các công ty đã có tiếng tăm không phải là những thực thể duy nhất có thể bán được hàng hóa. Các nền tảng ecommerce như các khu chợ kỹ thuật số giúp kết nối người tiêu dùng với nhau, cho phép họ đăng bán các sản phẩm của chính mình.
Các nền tảng C2C này có thể áp dụng kiểu bán hàng đấu giá (ví dụ như eBay) hoặc dàn xếp các cuộc thảo luận xoay quanh món hàng hoặc dịch vụ được các bên cung cấp. Nhờ công nghệ, các nền tảng ecommerce C2C tạo điều kiện cho người tiêu dùng vừa mua hàng, vừa bán hàng, mà không cần đến các công ty lớn.
Các nền tảng ngày nay cho phép người tiêu dùng dễ dàng tương tác với các công ty và cung cấp các dịch vụ của họ, đặc biệt là liên quan đến hợp đồng ngắn hạn, các buổi trình diễn, hoặc các cơ hội freelance.
Ví dụ, đăng tải đề nghị lên Upwork. Một người tiêu dùng có thể tham gia đấu thầu hoặc tương tác với các công ty đang cần tìm người thực hiện một công việc cụ thể. Như vậy, các nền tảng ecommerce đã góp phần kết nối doanh nghiệp với freelancer để giúp người tiêu dùng đạt được những mục tiêu của riêng họ về giá cả, lịch trình, và yêu cầu trong tuyển dụng.
Người tiêu dùng có thể tương tác với các cơ quan chính quyền thông qua mối quan hệ đối tác C2G. Những mối quan hệ đối tác này thường không phải để trao đổi dịch vụ, mà là giao dịch nghĩa vụ.
Bên cạnh lựa chọn loại hình ecommerce muốn áp dụng, các doanh nghiệp còn phải quyết định cách tạo ra tiền. Do bản chất độc đáo của ecommerce, doanh nghiệp có khá ít lựa chọn liên quan hoạt động xử lý đơn hàng, tích trữ hàng hóa, và vận chuyển sản phẩm.
Được xem là một trong những dạng ecommerce đơn giản nhất, drop ship cho phép một công ty xây dựng cửa hàng số, bán hàng, rồi dựa vào một nhà cung ứng để cung cấp hàng hóa cho khách. Khi bán được hàng, công ty ecommerce sẽ nhận thanh toán qua thẻ tín dụng, PayPal, tiền mã hóa, hoặc các dạng tiền số khác.
Sau đó, cửa hàng ecommerce sẽ chuyển đơn cho nhà cung ứng drop ship. Nhà cung ứng này quản lý kho hàng, giám sát hàng hóa trong kho, đóng gói hàng hóa, và chuyển nó đến người mua.
Các công ty ecommerce nhãn trắng tận dụng các sản phẩm đã thành công được bán bởi một công ty khác. Sau khi khách hàng đặt đơn, công ty ecommerce nhận về sản phẩm đã có, đóng gói lại sản phẩm bằng bao bì và nhãn dán của riêng mình, rồi phân phối sản phẩm đến khách hàng.
Một hướng ecommerce đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Bán sỉ bao gồm việc duy trì số lượng hàng hóa nhất định trong kho, bám sát đơn hàng của khách, đảm bảo ghi nhận thông tin vận chuyển của khách, và phải sở hữu nhà kho để trữ sản phẩm.
Các công ty bán sỉ có thể kiếm lợi nhuận nhờ bán số lượng lớn cho các nhà bán lẻ, hoặc bán sản phẩm lẻ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, hướng kinh doanh phổ biến trong bán sỉ là kết nối với những người mua hàng số lượng lớn hoặc nhiều người mua một sản phẩm tương tự nhau.
Nhãn riêng là hướng ecommerce phù hợp hơn đối với các công ty không có nguồn lực tài chính ban đầu lớn, hoặc không có nhà máy riêng để sản xuất hàng hóa. Các công ty ecommerce nhãn riêng sẽ gửi kế hoạch đến một nhà sản xuất theo hợp đồng để tạo ra sản phẩm.
Nhà sản xuất có thể vận chuyển hàng trực tiếp đến khách hàng, hoặc vận chuyển đến công ty. Phương thức ecommerce này phù hợp nhất với các công ty nhận đơn hàng theo nhu cầu, với thời gian hoàn thành đơn ngắn, nhưng không thể đáp ứng các yêu cầu về chi phí.
Các công ty ecommerce có thể tận dụng lượng khách hàng trung thành, hoặc những khách hàng thường xuyên đặt các đơn lặp lại, để triển khai dịch vụ subscription. Với một mức giá cố định, công ty ecommerce sẽ chuẩn bị hàng hóa, giới thiệu các sản phẩm mới, và khuyến khích khách hàng tham gia vào một thỏa thuận dài hạn mà chỉ cần đóng một khoản phí rẻ hơn hàng tháng.
Người tiêu dùng chỉ đặt đơn một lần và nhận hàng định kỳ. Các sản phẩm ecommerce subscription phổ biến bao gồm dịch vụ chuẩn bị thức ăn, hộp nông sản, hộp thời trang, hoặc các sản phẩm sức khỏe.
Amazon là gã khổng lồ ecommerce. Họ là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới và đang tiếp tục tăng trưởng, trở thành một cái tên gây chấn động trong ngành công nghiệp bán lẻ, buộc một số nhà bán lẻ nổi tiếng phải suy nghĩ lại về chiến lược kinh doanh và chuyển dịch trọng tâm.
Công ty này khởi nghiệp với một mô hình dựa trên ecommerce, bán sản phẩm trực tuyến và chuyển hàng đến khách hàng. Amazon được sáng lập bởi Jeff Bezos vào năm 1994, dưới hình thức một tiệm sách trực tuyến, sau đó mở rộng ra mọi thứ từ quần áo cho đến đồ gia dụng, thực phẩm, thức uống, đồ điện tử…
Doanh thu công ty đã tăng 38% trong năm 2020 so với một năm trước đó, đạt 386,1 tỷ USD so với 280,5 tỷ USD vào năm 2019. Thu nhập từ hoạt động của Amazon cũng tăng lên 22,9 tỷ USD trong năm tài khóa 2020, so với 14,5 tỷ USD năm 2019. Thu nhập ròng tăng từ 11,6 tỷ USD năm 2019 lên 21,3 tỷ USD vào cuối năm 2020.
Khi thế giới đương đầu với đại dịch COVID-19, ecommerce tận dụng thời cơ để bứt phá trong cuộc đua với mua sắm truyền thống. Năm 2021, thu nhập ròng của Amazon tăng lên 33,4 tỷ USD, và kết thúc năm đó họ nắm trong tay hơn 42 tỷ USD tiền mặt.
Nghiên cứu thị trường trước khi bắt đầu. Tìm hiểu những sản phẩm và dịch vụ sắp bán, tìm kiếm thị trường, nhóm đối tượng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, chi phí ước tính..
Tiếp đó, chọn một cái tên, xây dựng cấu trúc doanh nghiệp, thu thập các tài liệu cần thiết (mã số thuế, giấy phép…)
Trước khi bắt đầu bán hàng, chọn một nền tảng và thiết kế website của bạn (hoặc nhờ ai đó làm).
Nhớ duy trì mọi thứ đơn giản hết mức có thể, và đảm bảo bạn sử dụng nhiều kênh bán hàng đa dạng để tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của mình.
Một website ecommerce là bất kỳ website nào cho phép bạn mua và bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Các công ty như Amazon và Alibaba là những ví dụ về website ecommerce.
Ecommerce bao gồm mua và bán hàng hóa/dịch vụ trực tuyến, và chỉ là một phần của ebusiness (kinh doanh điện tử). Ebusiness bao gồm toàn bộ quy trình vận hành một công ty trực tuyến. Nói đơn giản, nó là tất cả những hoạt động diễn ra khi bạn kinh doanh trực tuyến.
ecommerce website la gì
|
e-commerce platform là gì | social commerce là gì | ecommerce platform |
ecommerce tuyển dụng | e-business là gì | e-commerce vietnam | e-commerce agribank là gì |
Bài liên quan