Jira là gì? Ưu và nhược điểm của Jira

Jira là gì?

Jira là một công cụ theo dõi lỗi được phát triển bởi một công ty đến từ Úc tên Atlassian vào năm 2002. Tuy nhiên, nó chỉ trở thành một công cụ theo dõi lỗi thực thụ vào năm 2012, còn trước đó, Jira được tạo ra như một nền tảng cung cấp các dịch vụ như quản lý dự án. Jira trong tiếng Nhật có nghĩa là Godzilla. Và công cụ này hiện được sử dụng rộng rãi nhằm theo dõi lỗi của các phần mềm và ứng dụng di động.

Jira chủ yếu được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm linh hoạt để tuỳ biến workflow và phục vụ hoạt động cộng tác trong nhóm, giúp họ tung ra các ứng dụng với độ ổn định cao hơn. Đối với các chuyên viên hỗ trợ (help desk), Jira cũng là một công cụ ưa thích để lưu trữ và theo dõi các yêu cầu hỗ trợ từ khách hàng. Trong khi đó, các tester sử dụng Jira để theo dõi các vấn đề ở cấp độ dự án, và các vấn đề môi trường nữa. Công cụ này hiện được sử dụng bởi 75.000 người dùng ở 122 quốc gia. Jira có 4 gói gồm: Jira Core, Jira Software, Jira Ops, và Jira Service Desk.

word image 18161 1

Jira Core

Là một giải pháp quản lý dự án và tác vụ. Trong một doanh nghiệp, mọi người có thể sử dụng Jira để lập kế hoạch, theo dõi và báo cáo công việc. Jira Core cung cấp template dành riêng cho doanh nghiệp để hỗ trợ một cách hiệu quả nhiều nhóm, dự án và workflow cùng lúc.

word image 18161 2

Jira Software

Jira Software được phát triển để theo dõi lỗi (bug) trong các phần mềm và ứng dụng di động.

Jira Ops

Là nơi để ứng phó với các sự cố, liên kết các hệ thống, và xây dựng một quy trình công việc nhất quán. Jira Ops được phát triển dựa trên nền tảng của Jira Software. Và mục tiêu của nó là tự động hoá cũng như đơn giản hoá các thao tác ứng phó với sự cố, đồng thời cung cấp thông tin liên quan các sự cố đang diễn ra và liên tục cập nhật các cuộc trao đổi lẫn trạng thái giữa người dùng với nhau.

word image 18161 3

Jira Service Desk

Đây là một phần mềm chăm sóc khách hàng hiện đại, cung cấp một giải pháp hiệu quả để bộ phận hỗ trợ có thể mang lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Các thành phần chính của Jira

Jira tập trung vào 6 vấn đề chính: phân loại vấn đề, quản lý luồng công việc (workflow), tạo và quản lý các trường tuỳ biến, triển khai cấu hình, quản lý thông báo, quản lý quyền.

Về plugin, Jira cung cấp cho người dùng khá nhiều phần bổ trợ hữu ích để giúp đạt kết quả tốt hơn, trong đó phổ biến nhất là Zendesk, Salesforce, GitHub, Gitbucket… Một số plugin cho phép các nhóm báo cáo vấn đề trực tiếp vào Jira. Như đã đề cập ở trên, Jira được sử dụng khá nhiều bởi các nhà phát triển phần mềm linh hoạt, bởi nó cung cấp những tính năng liên quan việc lập kế hoạch và lộ trình cho các sản phẩm trong tương lai.

Ưu điểm của Jira

  1. Tích hợp sâu rộng với các nền tảng khác. Có nghĩa là phần mềm theo dõi vấn đề và dự án này tương thích với khá nhiều phần mềm khác của các bên thứ ba.
  2. Jira phù hợp cho nhiều loại người dùng, bao gồm các nhà phát triển phần mềm, các quản lý dự án, kỹ sư, và cả những ngành nghề không chuyên về kỹ thuật.
  3. Hỗ trợ lập và theo dõi lộ trình
  4. Cho phép người dùng tạo và theo dõi mọi loại vấn đề có thể xảy ra trong luồng công việc.

Nhược điểm của Jira

  1. Dung lượng tập tin tải lên hạn chế
  2. Các báo cáo không tái sử dụng được
  3. Giao diện người dùng còn rối mắt.

Bài liên quan:

8 Plugin cần thiết cho WordPress bạn phải biết

Docker là gì? Kiến thức cơ bản về Docker

Deface là gì? Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả