Mentor là gì? Các phương pháp mentoring phổ biến nhất 2022

Chắc hẳn những bạn khi đang đọc bài Mentor nghĩa là gì? Mentor là gì? Các phương pháp mentoring phổ biến nhất 2022 cũng đang suy nghĩ bản thân đã có người hướng dẫn chưa, và cũng sẽ nhiều điều thắc mắc. Hostify.vn xin phép chia sẻ đến bạn định nghĩa cũng như các phương pháp mentoring phổ biến nhé.

Mentor là gì?

Mentor là gì? Các phương pháp mentoring phổ biến
Mentor là gì? Các phương pháp mentoring phổ biến

Mentor có nghĩa là gì? Mentor là người cố vấn và định hướng để người người khác phát triển trong một lĩnh vực nào đó. Ngoài việc giúp người khác, đây cũng là cơ hội phát triển bản thân tốt hơn trong việc truyền đạt kiến thức của bản thân.

Mentor là gì – Là người có vị thế ở trong lĩnh vực của mình

Trước khi trở thành một mentor chuyên nghiệp, thì trước tiên bạn cần sớm tạo được dấu ấn nhất định trong lĩnh vực của họ.

Dù có thể không đa tài, không có vốn kiến thức đồ sộ như một bách khoa toàn thư nhưng bạn phải có tên tuổi trong một lĩnh vực bất kì.  Phần lớn mọi người xung quanh bạn đều có thể ngay lập tức nhớ đến, gọi tên hay thậm chí là thể hiện sự ngưỡng mộ dành cho tên tuổi đó.

Những người này xứng đáng nhất để trở thành mentor của bạn trong lĩnh vực liên quan. Gắn bó lâu dài thay vì ngắn hạn, chia sẻ phần lớn hoặc toàn bộ kiến thức thay vì “tiền trao cháo múc” tuỳ vào tiềm lực tài chính của mentee.

Mentor là gì – Là một “cơ phó” hỗ trợ doanh nghiệp

Để gặp được mentor là một “cơ phó” đúng nghĩa, trước tiên bạn cần tìm được một môi trường làm việc mà ở đó, mỗi cộng sự đều sẵn sàng phối hợp với những người còn lại trên tinh thần gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau.

Giống như mỗi cơ trưởng đều có sự phối hợp với một cơ phó trong chuyến bay. Mỗi cộng sự đều đủ sức để trở thành một mentor của riêng bạn.

Trong một môi trường làm việc tích cực và đề cao năng lực đội nhóm, bất cứ ai cũng xứng đáng để trở thành mentor (hoặc mentee) của người còn lại. Cam kết hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kiến thức cho nhau để cùng nhau phát triển sự nghiệp bản thân.

Mentor là gì – Là người luôn sẵn sàng ủng hộ bạn

Không quá khó để nhận ra kiểu mentor này trong đời sống, sinh hoạt hay công việc thường ngày.  Đây  là những người luôn sẵn lòng ghi nhận, lan toả và khen thưởng cho những thành tích của bạn trong công việc.

Đó là lý do vì sao trong những buổi tư vấn chiến lược thương hiệu, Vũ luôn đề cập đến tầm quan trọng của văn hoá khen thưởng đội ngũ nhân viên.

Một lời khen đúng lúc, một câu ghi nhận công khai trước đội nhóm, hay thậm chí một món quà động viên giàu ý nghĩa. Tất cả tuy nhỏ và mang đến giá trị tinh thần là chủ yếu, nhưng sẽ là cơ sở để người được khen tặng nỗ lực nhiều hơn.

Từ đó phát triển thần tốc trên chặng đường cải thiện và nâng tầm sự nghiệp cá nhân.

Mentor là gì – Là “điểm tựa” những khi mất phương hướng

Giống như một chiếc tàu luôn ra khơi và neo đậu với một chiếc mỏ neo chắc chắn, bền bỉ và như đang thấu hiểu rõ nhất về con tàu cả về tính chất lẫn công năng. 

Mentor khi có xuất phát điểm là người thân trong gia đình, sẽ đóng vai trò như một chiếc mỏ neo những khi bạn vấp ngã hay gặp bế tắc. Những người này có thể không phải là “chuyên gia nổi bật” trong lĩnh vực liên quan.

Tuy nhiên sau tất cả, giá trị tuyệt vời nhất họ mang lại chính là thái độ và năng lực đồng cảm. Bởi vì là người một nhà, họ sẵn sàng ngồi xuống, lắng nghe và chia sẻ với từng khó nhọc của bạn vô điều kiện.

Họ sẽ không chỉ ra chính xác điều bạn cần làm, nhưng họ sẽ giúp bạn chủ động tìm được lối thoát cho bản thân. Hoặc đơn giản là tạm thời “neo đậu” lại nơi vắng lặng, bình an nhất trong sâu thẳm tâm hồn.

Trước khi lại lao ra ngoài kia, như một con thuyền dở neo để tiếp tục ra khơi. Chinh phục và đánh chiếm thêm nhiều thành tựu mới trong sự nghiệp cá nhân của mình.

Mentor nghĩa là gì – Là tấm gương của chính mình ngày xưa

Nhiều quản lý và nhà lãnh đạo doanh nghiệp từng thừa nhận rằng, họ đã ít nhất một lần nhìn thấy mình ngày xưa nơi những cộng sự trẻ tuổi.

Đó cũng chính là cơ hội để mỗi người trong số chúng ta, tự “mentoring cho chính mình”  bằng  cách ôn lại những nhược điểm, nhận ra nhiều ưu điểm cũng như  chứng kiến một lần nữa chặng đường mình đã đi.

Mentor thậm chí có thể là hình ảnh của chính bạn năm xưa (ảnh: Beach House Rehab).

Nhiều người gọi đấy chính là quá trình “mentor ngược” hoặc tự mình trở thành mentor. Một dạng mentor không mất phí, nhưng yêu cầu cụ thể ở từng người về năng lực thấu hiểu đối  phương, cũng như tự đồng cảm nơi tâm hồn mình.

5 phương pháp mentoring phổ biến hiện nay

Mentor nghĩa là gì? Các phương pháp mentoring phổ biến hiện nay
Các phương pháp mentoring phổ biến hiện nay

Mô hình mentoring 1:1

Đây là yếu tố cũng như mô hình phổ biến vì hiệu quả mang lại khá tốt, việc hướng dẫn 1:1 sẽ giúp các bạn dễ tập trung cũng như có nhiều thời gian tương tác hơn, cũng như tạo sự phát triển rất nhanh nếu cả hai bên cảm thấy phù hợp và đáp ứng được kỳ vọng ban đầu đã đặt ra

Mô hình mentoring dựa trên nguồn tiềm lực

Đây là mô hình có nét tương đồng với mô hình mentoring 1:1 và tình huống này, các mentee sẽ là người có quyền lựa chọn một mentor mà bản thân cảm thấy phù hợp. Họ cũng sẽ là người chia sẻ cũng như chủ động hơn cho việc đưa ra mong muốn, lộ trình của quá trình mentoring. Đó sẽ là mục tiêu để cả hai làm việc với nhau.

Mô hình mentoring theo nhóm

Đây là mô hình bao gồm một người hướng dẫn và nhiều bạn được hướng dẫn. Mentor sẽ phụ trách hỗ trợ cho  một nhóm người trong một khoảng thời gian dài. Điều khó khăn trong mô hình này là tính đồng bộ và thống nhất ý kiến, công việc. Ngoài ra, mỗi người sẽ có khả năng tiếp thu khác nhau nên rất dễ dẫn đến sự chênh lệch giữa các bạn trong nhóm.

Khó khăn tiếp theo không thể không nhắc đến là độ tập trung, hiệu quả khi một mentor làm việc cùng lúc với nhiều bạn. Nhưng ưu điểm trong mô hình này, tiết kiệm rất nhiều thời gian cho các bạn.

Mô hình mentoring dựa trên sự huấn luyện

Mô hình này sẽ gắn bó với một chương trình training, kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Thông qua chương trình, mentor sẽ nắm được và khai thác được tiềm năng ở một mentee. Đây cũng là một yếu tố quan trọng, giúp tạo điều kiện cho mentee ngày một phát triển, thành thạo kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó.

Thông thường, mô hình này sẽ tập trung vào lĩnh vực/khía cạnh nhất định. Thế nên, việc phát triển toàn diện của mô hình này là không thể đảm bảo so với mô hình trên. Nói cách khác, mô hình này sẽ tập trung vào phát triển chuyên môn cụ thể hơn

Mô hình mentoring cấp quản lý, điều hành

Đây là mô hình gán “sự áp đặt” theo quy mô hệ thống từ bộ máy quản lý, điều hành xuống. Có thể mô hình này sẽ mang tính đồng bộ cao và phát triển nhanh nếu thực hiện tốt. Ưu điểm của mô hình này sẽ giúp hạn chế chảy máu chất xám ra bên ngoài, các mentee được học hỏi đa dạng từ nhiều mentor ở các lĩnh vực khác nhau.

Trên đây là các chia sẻ về mentor cũng như các khía cạnh liên quan do bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích và hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực quý báu để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những giá trị đẹp đến quý bạn đọc.

Làm thế nào để trở thành một mentor giỏi

Để trở thành một mentor giỏi cần trang bị những yếu tố, bao gồm

  • Kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng vượt trội.
  • Tính cách phù hợp với vai trò người mentor
  • Biết lắng nghe và lạc quan, thân thiện với mọi người hay mentee đang hướng dẫn.
  • Mang đến được giá trị, hiệu quả công việc để tạo được lòng tin cũng như xây dựng được mối quan hệ vững chắc cho mentee đang cần hướng dẫn.

7 yếu tố khác biệt giữa Coaching và Mentoring bạn cần nắm

Mentor là gì?
7 yếu tố khác biệt giữa Coaching và Mentoring bạn cần nắm

Thời gian

Điểm khác biệt đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy nhất ở hai hình thức Coaching và Mentoring đó chính là khung thời gian huấn luyện của mỗi phương pháp. 

Đối với Coaching, việc huấn luyện có thể được xem là ngắn hạn, thường mất tối đa 6 tháng hoặc một năm để hoàn tất một quy trình như vậy với một kết quả cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp thời gian huấn luyện có thể được kéo dài hơn, tùy theo mức độ thỏa thuận của đôi bên như thế nào.

Trong khi đó, Mentoring lại hướng đến một quy trình kéo dài hơn, có thể một đến hai năm, thậm chí là lâu hơn.

Mục tiêu

Coaching hướng đến việc làm sao để đạt hiệu suất cao hơn. Do đó mà các chương trình được xây dựng xoay quanh việc Coach cũng nhằm phục vụ cho mục tiêu chính này.

Đối với Mentoring, thì phát triển mới là yếu tố quan trọng chính yếu. Chính vì vậy mà việc phát triển không phải chỉ tập trung vào sự phát triển ở công việc chuyên môn của người được cố vấn mà còn là cách làm sao để phát triển nhanh hơn trong chính doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức

Một chương trình Coaching thường được cơ cấu tổ chức theo dạng truyền thống, với các lớp học và cuộc họp được lên lịch tổ chức hàng tuần, hàng tháng theo định kỳ. Trong khi đó, chương trình Mentor thường được diễn ra một cách thân mật hơn, chủ yếu để đôi bên có thể nắm được thông tin và trao đổi hiệu quả.

Chuyên môn

Về mức độ chuyên môn, các Coaching được thuê bởi họ có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định, mà ở lĩnh vực đó người được coach sẽ mong muốn được cải thiện. Ví dụ: Kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo, giao tiếp giữa các cá nhân, bán hàng….

Trong khi đó, đối với các chương trình Mentoring ở phạm vi tổ chức, ngoài kinh nghiệm thì Mentor cũng phải là người có thâm niên trong chính lĩnh vực đó, để bên cạnh việc chỉ bảo Mentor còn là người truyền cảm hứng từ chính kinh nghiệm thực tiễn của mình.

Nội dung chương trình

Các buổi Coaching tiêu chuẩn thường sẽ do chính người Coach đưa ra chương trình và mời người học tham gia. Tuy nhiên, đối với chương trình Coaching 1-1, chương trình sẽ do người tham gia và người Coach cùng trao đổi để đưa ra khung sườn cụ thể và phù hợp nhất.

Ngược lại, với Mentoring, phần lớn chương trình sẽ do người Mentor trực tiếp thiết lập và truyền tải xuống cho người tham gia.

Đặt câu hỏi

Dĩ nhiên đã là các chương trình phát triển bản thân thì dù là Coaching hay Mentoring thì việc đặt câu hỏi chắc chắn là sẽ có. Tuy nhiên, mục đích có thể khác nhau. 

Coaching hướng đến việc phát triển chuỗi câu hỏi kích thích tư duy như là một công cụ của người Coach để giúp người tham gia đưa ra những quyết định quan trọng, nhận ra những thay đổi hành vi và hành động là đúng đắn để giải quyết vấn đề.

Ngược lại, với Mentoring, người đặt câu hỏi thường là người tham gia để mổ xẻ vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó khai thác được các yếu tố chuyên môn của Mentor.

Mong rằng sau bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn “Mentor nghĩa là gì?” Chúc bạn sớm tìm được một người mentor hay trở thành một mentor giỏi nhé!

Xem thêm: 

Hướng dẫn cách để bán hàng trên Shopee hiệu quả 2022

Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Lazada chi tiết từ A-Z 2022

Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng qua Shopee cho người mới 2022

Thông tin liên hệ