7 mẹo viết prompt cho ChatGPT không phải ai cũng biết

ChatGPT 1

Viết prompt cho ChatGPT là điều đã được thảo luận khá nhiều. Nhưng liệu bạn đã biết cách viết prompt sao cho hiệu quả nhất?

Trong bài viết này, Hostify.vn sẽ cùng bạn điểm qua 7 cách viết prompt giúp bạn giao tiếp tốt hơn với ChatGPT nói riêng và các công cụ AI tạo sinh khác nói chung.

AI Easy Content – Trợ lý ảo tạo sáng tạo nội dung

AI Easy Content là một công cụ viết nội dung tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đáp ứng 3 tiêu chí: unique – đáp ứng SEO – không bị nhận diện là AI.

Nhờ đó, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu suất cho nhân viên content SEO. Với AI Easy Content bạn có thể:

+ Tạo nội dung hàng loạt + Tiết kiệm thời gian + Tiết kiệm chi phí => Chỉ từ 149.000/tháng TRẢI NGHIỆM NGAY AI EASY CONTENT

Nêu rõ định dạng câu trả lời mong muốn

Khi đặt một câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ cho ChatGPT, bạn có thể nêu rõ định dạng câu trả lời muốn thấy. Hãy hình dung bạn là giáo viên đang giao bài tập cho học sinh, và bạn có thể yêu cầu học sinh trình bày theo cách bạn muốn. Dưới đây là một vài ví dụ:

– What are the longest highways in the United States? List only the top four in the form of a bullet list.

Với yêu cầu chỉ liệt kê top 4 đáp án dưới dạng danh sách, ChatGPT phản hồi như sau:

ChatGPT 2

– Present that information in a table.

Với yêu cầu trình bày thông tin dưới dạng bảng, ChatGPT phản hồi như sau:

ChatGPT 3

Yêu cầu định dạng bằng cú pháp HTML

Ngoài các kiểu định dạng đơn giản, bạn còn có thể tinh chỉnh cách hiển thị kết quả phức tạp hơn. Ví dụ, nếu muốn nhúng kết quả vào một trang web, bạn hãy yêu cầu ChatGPT tạo bảng bằng cú pháp HTML như ví dụ dưới đây:

– What are the longest highways in the United States? List only the top four. Present the results as HTML.

ChatGPT 4

Thú vị hơn nữa, bạn có thể trình bày thông tin bằng bất kỳ kiểu HTML nào bạn thích. Nhiều người không thích các thẻ tạo bảng truyền thống, mà thay vào đó là bảng dưới dạng CSS. Hiển nhiên ChatGPT chẳng ngại chuyện gì!

– Present that information, but use CSS instead of table tags

ChatGPT 5

Thử nhiều kiểu hiển thị

Đôi lúc bạn cần yêu cầu ChatGPT làm đi làm lại một thao tác để cho ra kết quả mong muốn. Lấy ví dụ CSS ở trên: bảng tạo ra từ đoạn mã CSS đó sẽ như sau:

ChatGPT 6

Rõ ràng là không đẹp chút nào. Bây giờ hãy yêu cầu ChatGPT tạo lại bảng, trong đó dòng dữ liệu có màu xám nhạt xen kẽ xám đậm, tên đường thì in đậm:

– Redo that, but please make sure the columns are all aligned. Make the headings a darker blue with white lettering presented in all capitals and bold. Make each data row a light gray, but vary the levels of gray so row 1 is light gray, row 2 is slightly darker, row 3 is light gray, and so on. Make sure the highway name is presented in bold.

ChatGPT 7

Vẫn chưa cân đối lắm. Lần này hãy thử một prompt khác để đảm bảo các cột đủ rộng, sao cho nội dung không bị xuống dòng, căn lề trái mọi thứ, và các cột có kích cỡ tương đương nhau:

That output looks really good, but the columns are still not aligned. Make sure the columns are wide enough to accommodate the text without wrapping, left align everything, and make sure all the columns (including the headings) are perfectly aligned.

ChatGPT 8

Đừng ngại sử dụng các prompt dài hoặc nhiều prompt đồng thời

Bạn sẽ phải thử đi thử lại nhiều lần mới tạo được một prompt hiển thijh thông tin theo định dạng mong muốn. Một lưu ý quan trọng là phải đảm bảo prompt có độ chi tiết cao, nhưng cũng phải đủ khái quát để cung cấp đủ thông tin, giúp ChatGPT hiểu được rõ ràng điều bạn đang muốn hỏi.

Bạn cũng có thể phải tinh chỉnh các tham số. Ví dụ, thay vì tự nêu ra các tham số tạo bảng, bạn có thể yêu cầu ChatGPT rằng muốn tạo bảng như thế nào và để nó quyết định cách thực hiện:

ChatGPT 9

Kết quả:

ChatGPT 10

Đặt ra những yêu cầu bắt buộc trong câu trả lời

Giống như cách bạn thay đổi tham số prompt để ChatGPT tạo bảng với số hàng và cột theo ý muốn, bạn cũng có thể đặt ra những yêu cầu bắt buộc đối với các câu hỏi mở.

Với loại prompt mở, sẽ có một số hạn chế. Ví dụ:

– Provide a summary of the key events in World War II as reported by major newspapers of the time.

Trong prompt trên, người dùng đề nghị ChatGPT tóm tắt các sự kiện chính trong Thế chiến II theo phong cách báo chí thời đó. Nhưng mô hình này không hề được huấn luyện dựa trên báo chí từ Thế chiến II, nên nó không thể trả lời câu hỏi.

Tương tự, bạn không thể yêu cầu nó trả về các kết quả từ “vài năm trở lại đây”, bởi dữ liệu của ChatGPT chấm dứt vào năm 2021. Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu dữ liệu trong phạm vi hiểu biết của mô hình. Ví dụ:

List major space missions between 2010 and 2020

Bên cạnh việc đưa ra giới hạn về thời gian (2010 – 2020), bạn có thể giới hạn trong một địa điểm hoặc lãnh thổ:

– List major space missions conducted by NASA between 2010 and 2020

Đặt ra số lượng từ, câu, ký tự

Cũng liên quan đến những yêu cầu bắt buộc như đã nói ở phần trên, bạn có thể chú ý thấy ChatGPT có xu hướng không tuân thủ số lượng từ. Nếu bạn nói nó giới hạn câu trả lời trong 50 từ, đôi lúc nó sẽ viết dài hơn hoặc ngắn hơn. Đó là bởi mô hình ngôn ngữ này hoạt động theo cơ chế token (đại diện của dữ liệu), vốn không tương ứng trực tiếp với các từ riêng lẻ.

Ví dụ, khi nói ChatGPT tóm lược nội dung phim Trò chơi vương quyền, bạn có thể nhận được câu trả lời gồm 294 từ trong 6 đoạn ngắn. Nhưng bạn có thể đặt ra yêu cầu về số lượng từ, câu, ký tự:

– Summarize the Game of Thrones TV series in 50 words

– Summarize the Game of Thrones TV series in 2 sentences

– Summarize the Game of Thrones TV series in less than 200 characters

– Summarize the Game of Thrones TV series so it will fit in a tweet

Lưu ý nhỏ là ChatGPT không có dữ liệu từ sau 2021. Ở thời điểm đó, một tweet bị giới hạn 280 ký tự. Đến 2/2023, Twitter Blue (nay là X Premium) đã tăng giới hạn lên 4.000 ký tự. Trong ví dụ trên, khi yêu cầu câu trả lời vừa vặn một tweet, ChatGPT sẽ hạn chế trong 280 ký tự!

Cho AI cơ hội đánh giá lại câu trả lời

Đôi lúc ChatGPT bị nhầm lẫn và cho ra câu trả lời sai. Bạn có thể trao đổi với nó để có được câu trả lời chính xác hơn. Thay vì vội vàng chấp nhận ngay câu trả lời đầu tiên nó đưa ra, bạn có thể giải thích rõ hơn nội dung prompt để ChatGPT có thời gian cân nhắc liệu câu trả lời trước đó của nó đã đúng hay chưa.

AI Easy Content – Trợ lý ảo tạo sáng tạo nội dung

AI Easy Content là một công cụ viết nội dung tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đáp ứng 3 tiêu chí: unique – đáp ứng SEO – không bị nhận diện là AI.

Nhờ đó, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu suất cho nhân viên content SEO. Với AI Easy Content bạn có thể:

+ Tạo nội dung hàng loạt + Tiết kiệm thời gian + Tiết kiệm chi phí => Chỉ từ 149.000/tháng TRẢI NGHIỆM NGAY AI EASY CONTENT

Bài liên quan