Tính cách thương hiệu? Hướng dẫn xác định và xây dựng tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một thương hiệu thành công. Nó giúp cho thương hiệu được nhận biết, tạo dựng niềm tin và tạo sự kết nối đặc biệt với khách hàng.

Tính cách thương hiệu là gì?

Nhằm đảm bảo khả năng tăng trưởng tổng thể của một công ty, xây dựng được một thương hiệu gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu là điều rất quan trọng. Để xây dựng một thương hiệu thành công, đòi hỏi phải sử dụng một tính cách thương hiệu mà khách hàng có thể hình dung và nhớ đến. Nếu bạn là một chuyên gia tiếp thị, nắm bắt mọi thứ liên quan xây dựng tính cách thương hiệu có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu là một tập hợp các đặc điểm, đặc tính của con người được gán cho thương hiệu nào đó. Tính cách thương hiệu ảnh hưởng đến cách mọi người tiếp nhận sản phẩm, sứ mệnh, tầm nhìn, và các dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Thông thường, các nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp sẽ chọn một tính cách có mối liên hệ nhất định với nhóm khách hàng mục tiêu của họ, để tạo được một hình ảnh ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận và suy nghĩ về một thương hiệu. Mục đích chính của xây dựng tính cách thương hiệu là khơi gợi cảm xúc và khuyến khích khách hàng tiềm năng thực hiện một hành động, như mua hàng chẳng hạn.

Thông thường, khách hàng có thể mua sản phẩm từ một thương hiệu khi họ cảm thấy tính cách thương hiệu phù hợp với tính cách của chính mình. Các nhà tiếp thị sẽ thể hiện tính cách thương hiệu thông qua chất liệu đóng gói, quảng cáo, và các phương thức tiếp thị khác. Dù mục tiêu chính của việc xây dựng tính cách thương hiệu là để cải thiện lợi nhuận, nhưng tập trung vào tính cách thương hiệu có thể giúp các nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về khách hàng và cách họ tương tác cũng như nhìn nhận các sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

Tại sao tính cách thương hiệu lại quan trọng?

Tính cách thương hiệu là gì?

Thương hiệu không chỉ thể hiện ở logo. Xây dựng tính cách thương hiệu là vô cùng quan trọng nhằm tạo dựng nhận thức về sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, dưới đây là một số lý do khác giải thích tại sao tính cách thương hiệu lại là yếu tố thiết yếu của mọi doanh nghiệp:

Tăng cường độ trung thành đối với thương hiệu

Xây dựng tính cách thương hiệu có thể giúp cải thiện độ trung thành của khách hàng, bởi các sản phẩm và dịch vụ phản ánh giá trị của thương hiệu. Khi các công ty phát triển hệ thống tài liệu tiếp thị và quảng cáo, tính cách thương hiệu góp phần giúp in sâu hình ảnh tích cực của công ty trong trí nhớ khách hàng. Khả năng tiếp cận thị trường của công ty cũng được mở rộng khi ngày càng nhiều khách hàng nghe và thấy một thương hiệu, từ đó cải thiện độ trung thành của khách hàng. Thông thường, khi mức độ tương tác với khách hàng tăng lên, công ty sẽ thu thập được nhiều thông tin quý giá để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Khi nhu cầu của khách hàng được đáp ứng, họ sẽ có động lực để tiếp tục mua sắm từ một thương hiệu, và hình thành được sự trung thành đối với thương hiệu.

Đảm bảo kết quả tiếp thị tốt hơn

Xây dựng tính cách thương hiệu giúp hiểu được nhóm đối tượng mục tiêu và thu hẹp các tiêu chí tìm kiếm. Điều này khuyến khích các nhà tiếp thị truyền đạt tính cách thương hiệu trên nhiều kênh tiếp thị và giao tiếp khác. Nắm được mọi thứ về tính cách giúp các nhà tiếp thị có được thông tin sâu hơn về những yếu tố có khả năng góp phần tích cực vào sự thành công của thương hiệu. Bởi các nhà tiếp thị không phải đang tìm cách thu hút nhiều khách hàng, mà đang nhắm đến một phân khúc phù hợp với thương hiệu.

Tăng cường nhận thức thương hiệu

Nhận thức thương hiệu là mức độ nhóm đối tượng mục tiêu biết về công ty và các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một tính cách thương hiệu được xây dựng chỉn chu sẽ góp phần tăng cường nhận thức thương hiệu bằng cách đảm bảo nhóm đối tượng mục tiêu ghi nhớ và nhận diện được thương hiệu giữa vô vàn đối thủ khác. Khi khách hàng biết về thương hiệu và sức hút của nó, khả năng họ ra quyết định mua sắm sẽ cao hơn.

Phát triển mối liên kết cảm xúc

Một tính cách thương hiệu được “gọt đẽo” một cách đặc sắc có thể giúp phát triển mối liên kết cảm xúc với khách hàng. Thương hiệu khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, chia sẻ cùng những giá trị với họ, và thường xuyên kết nối cũng như giao tiếp với họ. Khách hàng hình thành một mối liên kết cảm xúc khi họ biết thương hiệu có những tính cách cá nhân mà họ thích. Mối liên kết cảm xúc này có thể giúp phát triển tương tác nhãn hiệu và hỗ trợ cho các chiến lược tiếp thị lấy khách hàng làm trung tâm, như truyền miệng hay tận dụng lòng trung thành của họ.

Tạo sự khác biệt giữa thương hiệu với các đối thủ

Thông thường, tính cách là một yếu tố quan trọng giúp tạo sự khác biệt giữa một thương hiệu với các đối thủ. Sở hữu một tính cách độc đáo và nhất quán có thể giúp nhóm đối tượng mục tiêu nhận biết và nhớ về thương hiệu, đồng thời hỗ trợ tăng tương tác với thương hiệu. Nếu không xây dựng được một tính cách có sức hấp dẫn, thương hiệu có thể dễ dàng “chìm nghỉm” giữa một rừng đối thủ trên thị trường.

Cải thiện các chiến lược tiếp thị

Tính cách thương hiệu giúp xác định và triển khai các chiến lược tiếp thị phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu. Biết được cách khách hàng nhìn nhận một thương hiệu và tương tác với các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu có thể giúp đưa ra những phương thức hiệu quả để kết nối và tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu.

Những tính cách thương hiệu phổ biến

Tính cách thương hiệu là gì?

Tùy thuộc vào ngành công nghiệp mà thương hiệu đang hoạt động, cũng như những giá trị nó muốn mang lại, các nhà tiếp thị có thể xây dựng một tính cách tương ứng để cải thiện số lượng khách hàng và tăng cường mức độ trung thành của họ đối với thương hiệu. Dưới đây là 5 loại tính cách thương hiệu nên cân nhắc:

Chân thành (Sincerity)

Một thương hiệu thể hiện sự chân thành thường trung thực, vui vẻ, và lành mạnh. Khách hàng có thể chú ý những đặc điểm này trong hành động của thương hiệu và các phương thức giao tiếp trong hoạt động tiếp thị. Thông thường, các thương hiệu chân thành phản ánh sự đáng tin cậy, khiến khách hàng cảm thấy an toàn và vui vẻ. Những thương hiệu này tập trung vào việc giữ lời hứa và đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng. Ví dụ, khi một nhãn hiệu bán các sản phẩm thân thiện với môi trường, họ sẽ muốn tạo nên một tính cách trung thực, cho thấy cam kết của thương hiệu đối với các sản phẩm bền vững và thân thiện môi trường.

Phấn khích (Excitement)

Các công ty tập trung thể hiện tính cách phấn khích mang lại cho khách hàng một trải nghiệm khó quên. Những thương hiệu này khuyến khích khách hàng mua sản phẩm từ họ và khám phá những điều mới mẻ và thú vị, tạo ra sự hứng khởi quanh các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tính cách này có thể phù hợp với một nhóm đối tượng thích và tìm kiếm sự hưng phấn. Thông thường, đây là những thương hiệu sáng tạo, giúp họ giữ được sự chú ý từ khách hàng.

Vững chãi (Ruggedness)

Những thương hiệu tập trung vào tính cách vững chãi thể hiện mình là những người thích phiêu lưu, thách thức, thể thao, hoạt động ngoài trời, và cứng rắn. Họ là hiện thân của lối sống hướng ngoại của khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy gắn kết với môi trường và tự nhiên. Thông qua các tài liệu tiếp thị và quảng cáo, những thương hiệu này cho thấy giá trị, sức mạnh, vẻ nam tính, và tính hăng say lao động. Ví dụ, một thương hiệu bán trang thiết bị thể thao có thể lựa chọn tính cách vững chãi để thu hút nhóm đối tượng thích dành thời gian hoạt động ngoài trời.

Năng lực (Competence)

Một thương hiệu được xem là có năng lực khi khách hàng có thể dựa vào họ. Những thương hiệu này đảm bảo bản thân đủ khả năng làm được hoặc cung cấp những sản phẩm, cũng như dịch vụ chất lượng cao. Một thương hiệu có trình độ như vậy luôn thể hiện bản chất qua những sản phẩm chất lượng cao và tập trung vào sự sáng tạo cũng như cải tiến. Họ đáng tin cậy và thông minh. Xây dựng tính cách “năng lực” có thể giúp thương hiệu của bạn tạo được lòng tin đối với nhóm đối tượng mục tiêu và cho khách hàng thấy thương hiệu có kiến thức về một chủ đề cụ thể nào đó.

Ví dụ, nếu một thương hiệu chuyên bán khóa học giao tiếp, họ có thể nhờ sự trợ giúp từ một chuyên gia giao tiếp để cho thấy sự chân thực và đáng tin cậy của khóa học.

Tinh vi (Sophistication)

Một thương hiệu ưu tiên sự tinh vi sẽ cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ ưu việt và sang trọng cho những khách hàng đủ sức chi trả. Những thương hiệu này hấp dẫn đối với nhóm khách hàng trí thức và giúp họ thể hiện lối sống xa hoa của mình. Thông thường, các sản phẩm được các thương hiệu này cung cấp sẽ có giá khá đắt đỏ, nhưng lịch lãm, sang trọng, và hào nhoáng. Chất lượng đặc sắc của các sản phẩm khiến chúng được những người theo đuổi lối sống xa hoa thèm khát.

Những mẹo để xây dựng một tính cách thương hiệu mạnh mẽ

Biết người biết ta

Để xây dựng được tính cách thương hiệu, hãy xác định những lợi thế cạnh tranh có thể giúp bạn thu hút lead mới. Khi xây dựng tính cách thương hiệu, biết được những yếu tố giúp tạo ra sự khác biệt với các công ty khác là vô cùng quan trọng. Ví dụ, nếu hầu hết khách hàng thích tính cách chân thành, thì công ty có thể thử xây dựng tính cách “năng lực” chẳng hạn.

Phục vụ nhóm đối tượng mục tiêu

Bởi nhu cầu của khách hàng là ưu tiên hàng đầu, đáp ứng những gì họ mong muốn là điều căn bản nếu muốn tăng cường sức mạnh thương hiệu. Biết được thông tin cơ bản về khách hàng, ví dụ như họ là ai, đến từ đâu, hứng thú với điều gì…là rất cần thiết. Điều này giúp bạn đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ cá nhân hóa mà các nhà tiếp thị có thể tập trung quảng bá bằng các chiến dịch email.

Áp dụng giá trị cốt lõi

Đảm bảo các phương thức giao tiếp trong hoạt động tiếp thị truyền tải được giá trị cốt lõi và sứ mệnh của công ty đến khách hàng. Tập trung vào xây dựng các chiến dịch tiếp thị có sức hấp dẫn trực tiếp đối với nhóm đối tượng mục tiêu.

Lập một danh sách các tính từ để miêu tả thương hiệu

Lập danh sách các tính từ có thể dùng để miêu tả thương hiệu là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp mới. Đảm bảo rằng bạn xây dựng cho thương hiệu của mình những đặc điểm miêu tả chính xác hoạt động của nó. Ví dụ, nếu thương hiệu bán dụng cụ đi bộ leo núi, thì thương hiệu đó có thể được miêu tả là vững chãi, cứng rắn, và nam tính.

Xây dựng bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu

Khi có các nhân viên mới gia nhập công ty và nhân viên cũ rời đi, khả năng tính cách thương hiệu bị pha loãng là rất cao. Xây dựng bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu vạch rõ cách thể hiện tính cách thương hiệu trong các tài liệu tiếp thị và quảng cáo có thể giúp các nhà tiếp thị duy trì được tính nhất quán trên mọi kênh tiếp thị trong tương lai.

Kết luận

Tính cách thương hiệu là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu thành công. Nó giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết và tạo kết nối đặc biệt với thương hiệu, đồng thời giúp cho doanh nghiệp và nhà quản trị thương hiệu có thể phát triển chiến lược phù hợp với đối tượng khách hàng.

Để xác định và phát triển tính cách thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải có một tầm nhìn, một sứ mệnh, giá trị cốt lõi, thông điệp và hình ảnh phù hợp với thị trường mà mình hướng đến. Đồng thời, tính cách thương hiệu còn phản ánh sự đam mê và cam kết của các nhân viên đứng sau thương hiệu.

Tóm lại, tính cách thương hiệu là một khái niệm quan trọng trong quản trị thương hiệu và marketing, nó giúp cho thương hiệu tạo nên sự khác biệt và đặc trưng, tạo niềm tin và tạo sự kết nối đặc biệt với khách hàng. Do đó, việc đầu tư vào tính cách thương hiệu là một chiến lược quan trọng để phát triển thương hiệu thành công và bền vững trên thị trường.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “tính cách thương hiệu”

Ví dụ về tính cách thương hiệu
Tính cách thương hiệu của Vinamilk   12 tính cách thương hiệu  tính cách thương hiệu của coca-cola
 Tính cách thương hiệu của Viettel  Tính cách thương hiệu của Nike  Tính cách thương hiệu thời trang  Tính cách thương hiệu của Dove

Bài liên quan