Content Creator là gì? Kỹ năng cần có của một Content Creator

Content creator là gì? Kỹ năng cần có của Content creator 1

Thế giới số vẫn đang thay đổi từng ngày, và con người chưa bao giờ ngừng khao khát tìm kiếm những nội dung độc đáo trên khắp internet. Nhưng mấy ai biết được rằng, muốn tạo ra những nội dung như vậy, đòi hỏi rất nhiều công sức, kế hoạch, và tài năng.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nói về những người sáng tạo nội dung – content creator, con đường sự nghiệp của họ, và những kỹ năng cần có nếu bạn muốn bước chân vào lĩnh vực đầy thử thách này.

Content creator là gì?

Content creator là người đưa ra ý tưởng và kiến tạo nội dung nhằm kết nối một thương hiệu hay một tổ chức với nhóm đối tượng mục tiêu tương ứng của họ.

Quá trình kiến tạo nội dung bao gồm copywriting, thiết kế, sản xuất, và tận dụng các loại phương tiện khác để đạt được mục tiêu cuối cùng. Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và cung cấp giá trị (cho cả người tiêu dùng lẫn thương hiệu) là nền tảng cho thành công của một content creator.

Content creator làm những gì?

Content creator là gì? Kỹ năng cần có của Content creator 2

Content creator sản xuất nội dung trên nhiều nền tảng, bao gồm mạng xã hội, blog, podcast, các nền tảng chia sẻ video, case studies, white papers, infographics… Tất nhiên, đó chỉ là mặt nổi của một tảng băng lớn. Tùy thuộc nơi bạn làm việc và nhóm đối tượng của bạn ở đâu, vai trò của bạn sẽ có sự thay đổi đáng kể. Một số công việc thường gặp của một content creator bao gồm:

  • Phân tích thương hiệu: đánh giá một thương hiệu từ A đến Z, bao gồm ngữ điệu, phong cách thiết kế, điểm mạnh, điểm yếu, các chiến lược của đối thủ, và các chiến lược nội dung tiềm năng mang lại giá trị cao nhất dựa trên ROI của nội dung.
  • Lên ý tưởng nội dung: Bạn sẽ phải vận dụng và thể hiện sức sáng tạo của mình thông qua những buổi brainstorm, tương tác, và những ý tưởng nội dung độc đáo có khả năng mang lại kết quả mà khách hàng mong muốn.
  • Quản lý dự án: nhiều nhà sản xuất nội dung số thỉnh thoảng vẫn được giao phụ trách các dự án mà họ đã giúp xây dựng nên – đây là một bộ kỹ năng cần thiết, sẽ phục vụ đắc lực cho bạn trong nhiều tình huống khác nhau.
  • Copywriting và nghiên cứu: copywriting bao hàm nhiều loại nội dung đa dạng, từ viết tiêu đề truyền thông xã hội sao cho có sức hút, đến những bài viết blog dài (long-form), các nghiên cứu tổng hợp kéo dài cả năm ròng…
  • Thiết kế về đồ họa: sở hữu kỹ năng thiết kế hoạch nhiếp ảnh là tối quan trọng nhằm nâng tầm nội dung và tăng cường khả năng thể hiện tính cách thương hiệu. Thiết kế đẹp có thể tạo ra sự khác biệt to lớn đối với khả năng chia sẻ của một sản phẩm, bởi trăm nghe không bằng mắt thấy mà!
  • Quay và dựng phim: các nền tảng như YouTube và TikTok đã mở ra những con đường mới giúp content creator kết nối với nhóm đối tượng mục tiêu, gắn kết trực tiếp nội dung với các sản phẩm thông qua video và review.
  • Biên tập: đây là một kỹ năng phải có nếu bạn chuyên về copywriting, quay và dựng phim, và thiết kế. Phân tích luồng công việc, bắt lỗi hoặc typo, và sản xuất ra những nội dung mang tính truyền tải cao sẽ làm khách hàng hài lòng và quay lại với bạn trong các dự án sau này.
  • SEO: các tay viết nội dung web nên sành sỏi SEO cơ bản và áp dụng nó vào các tác phẩm của mình để đạt được tỷ lệ phủ sóng cao nhất. SEO không chỉ là một phần của copywriting, SEO video và tối ưu hóa hình ảnh cũng giúp cải thiện thứ hạng của nội dung nữa.
  • Quảng cáo: khi đã tạo ra nội dung, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng nó tiếp cận được càng nhiều mục tiêu càng tốt. Kỹ năng cuối cùng nhưng rất quan trọng trong quy trình kiến tạo nội dung này bao gồm xây dựng liên kết thủ công, viết email cho người đăng ký, duyệt các kế hoạch PR, và tương tác mạng xã hội.

Cơ hội nghề nghiệp của content creator

Content creator là gì? Kỹ năng cần có của Content creator 3

Content creator tự do

Content creator tự do (freelance) phù hợp với những ai đánh giá cao sự tự do thay vì phải chạy theo một luồng công việc hay thu nhập ổn định. Các freelancer vẫn có thể tự tìm được cho mình đủ số dự án để cảm thấy bận rộn, do đó đừng ngần ngại nếu đây là con đường yêu thích của bạn. Các freelancer có thể đảm nhận công việc cho các công ty khác, hoặc thông qua nhiều con đường để quảng bá cho các kênh nội dung của riêng mình và kiếm tiền từ chúng để phục vụ nhu cầu bản thân.

Content creator cho công ty

Đây là các nhóm content creator làm việc cho một công ty hoặc một tập đoàn, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và nhiều lợi ích liên quan khác. Bạn nhiều khả năng sẽ phải tập trung vào một ngành nhất định, nhưng nếu tìm được một vị trí trong ngành mà bản thân yêu thích, thì làm content creator cho các công ty hoàn toàn không phải là ý tưởng tồi.

Agency

Làm việc trong một agency mang lại cho bạn cơ hội để tiếp cận với một lượng lớn khách hàng và cải thiện bộ kỹ năng của mình, đồng thời đảm bảo thu nhập và lợi ích ổn định. Các content agency có thể có tốc độ làm việc rất nhanh, nhưng một số khác luôn duy trì được một môi trường năng động và linh hoạt.

Những kỹ năng cần có của content creator

Content creator là gì? Kỹ năng cần có của Content creator 5

Hiểu rõ lĩnh vực bạn đang hoạt động

Bạn cần học hỏi mọi thứ về một chủ đề hoặc lĩnh vực cụ thể, cả trong quá khứ, hiện tại, lẫn tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bắt đầu xây dựng nội dung về một lĩnh vực mới mà bản thân chưa hề quen thuộc trước đây. Hãy tìm kiếm các xu hướng từ khóa đang nổi bằng các công cụ như Google Trends và đọc tin tức về lĩnh vực quan tâm để luôn đi trước một bước và đảm bảo nội dung luôn cập nhật chính xác.

Ưu tiên người dùng

Khi vạch ra hoặc brainstorm ý tưởng về một sản phẩm, người dùng cuối phải luôn là ưu tiên. Hãy nghĩ về thông tin mà họ đang tìm kiếm và cách tốt nhất để thỏa mãn được nhu cầu đằng sau hoạt động tìm kiếm của họ thông qua việc sắp xếp, thiết kế, và định dạng nội dung.

Tìm kiếm ý tưởng ở mọi nơi

Brainstorm dù khá vui, nhưng cũng là quá trình đầy thách thức đối với bất kỳ content creator nào. Một phương thức brainstorm phổ biến là tìm kiếm ý tưởng trong những nội dung liên quan cũng như trong chiến thuật của các đối thủ. Tuy nhiên, một content creator phải suy nghĩ rộng hơn nữa, tìm kiếm những phương thức khác biệt hơn, để thu thập thông tin. Dù làm việc trong một lĩnh vực “nhàm chán”, bạn vẫn có thể tìm thấy ý tưởng ở những nơi khá bất ngờ đấy!

Có ý thức tổ chức cao

Bạn phải luôn đảm bảo tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, đồng thời làm họ tin tưởng vào kỹ năng quản lý dự án và hoàn thành deadline của bạn. Hãy thử nhiều chiến lược khác nhau để xem phương thức nào phù hợp nhất với bạn.

Tăng cường kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là tối quan trọng quyết định thành công trong các mối quan hệ kinh doanh. Hãy thực hành giao tiếp nhiều hơn, rõ ràng hơn…với đồng nghiệp và khách hàng!

Phân tích và học hỏi từ kết quả

Trước khi bắt đầu bất kỳ dự án nào, bạn cần thống nhất về những tiêu chí liên quan kết quả dự án: một dự án thành công phải đáp ứng những gì, khách hàng phải hài lòng ra sao…?

Sau khi dự án kết thúc, cần theo dõi hiệu suất thực tế của nó so với những kết quả đề ra trước đó, bao gồm: lưu lượng truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị lưu lượng, số lượng liên kết được tạo ra từ dự án…

Hành xử giống những người bạn thích hợp tác

Quy tắc cuối cùng và quan trọng nhất: đối xử với mọi người theo cách bạn muốn họ đối xử với mình. Nếu bạn là một content creator tài năng nhưng lại khó chịu khi hợp tác với mọi người, đừng kỳ vọng sẽ tiến xa hơn trong một ngành công nghiệp đòi hỏi sự cộng tác như content creator.

Bài liên quan:

20 Cách viết content thu hút khách hàng hiệu quả

Nhân khẩu học trong marketing là gì? Ứng dụng liên quan

Top 11 công việc Freelancer Hot có thu nhập tốt nhất Việt Nam hiện nay

Thông tin liên hệ tư vấn

Trả lời