IMC – Truyền thông marketing tích hợp là gì? Vai trò của IMC đối với Doanh nghiệp

Truyền thông marketing tích hợp (IMC) là yêu cầu cần có để đạt được thành công về dài hạn trong marketing. Tính hiệu quả của tất cả các chiến dịch marketing mà bạn thực hiện phụ thuộc rất lớn vào nó.

Tuy nhiên, để nắm bắt được trọn vẹn khái niệm lẫn những thành tố của IMC không phải là điều dễ dàng. Một số trường đại học hiện nay đã mở các chương trình đào tạo chuyên sâu về truyền thông marketing. Và số lượng các kênh phương tiện lẫn marketing cũng đang bùng nổ hơn bao giờ hết.

Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào những khía cạnh quan trọng nhất của IMC, bao gồm: khái niệm IMC, tại sao IMC lại quan trọng, và 2 ví dụ về IMC hiệu quả.

IMC là gì?
IMC là gì?

IMC – Truyền thông marketing tích hợp là gì?

Truyền thông marketing tích hợp (IMC) là quy trình hợp nhất thông điệp của một thương hiệu nhằm khiến nó trở nên nhất quán trên mọi phương tiện mà thương hiệu sử dụng để tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu của mình. Nó là một hướng tiếp cận chiến lược, định hướng cho các hoạt động truyền thông và chiến thuật được thương hiệu sử dụng trên tất cả các kênh marketing.

Tại sao IMC lại quan trọng?

Mọi tổ chức đều sử dụng nhiều kênh khác nhau để giao tiếp với nhóm đối tượng của họ. Nếu như trước đây, chúng ta chỉ có một số ít các kênh “truyền thống” như TV, radio, báo chí, quảng cáo ngoài trời, và hộp thư, thì trong thế giới số ngày nay, rất khó để theo sát mọi phương tiện mà bạn có thể dùng để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.

Tập trung vào nhiều kênh marketing cùng lúc là điều vô cùng cần thiết với các công ty. Hình thức marketing đa kênh này đòi hỏi một hướng tiếp cận chiến lược để đảm bảo mọi thứ hoạt động nhịp nhàng cùng nhau, từ đó giúp thương hiệu đạt được các mục tiêu marketing đặt ra. Đây là lúc IMC phát huy tác dụng.

Có 4 lý do chính giải thích tại sao IMC lại quan trọng:

IMC mang lại sự nhất quán cho toàn bộ hành trình khách hàng

Khi bạn dự định mua thứ gì đó, hãy nhớ lại lần đầu bạn nghe đến thương hiệu của sản phẩm, bản thân sản phẩm, và quá trình bạn đi đến quyết định mua sắm.

Ngoài những sản phẩm thiết yếu, khả năng cao bạn sẽ không mua một sản phẩm bất kỳ ngay lần đầu thấy nó. Bạn thường sẽ trải qua một hành trình mua sắm, mà khởi điểm và kết thúc có thể kéo dài chỉ một ngày (đối với các mặt hàng quần áo), hoặc nhiều năm (đối với mặt hàng ô tô chẳng hạn):

word image 18151 1

Hành trình này tương tự như mô hình phễu marketing – một mô hình miêu tả quá trình người tiêu dùng trở thành khách hàng, từ giai đoạn biết về thương hiệu cho đến ra quyết định mua sắm:

word image 18151 2

Về nguyên tắc, để gia tăng cơ sở khách hàng, bạn cần trải qua những bước khá “đơn giản”: tìm cách để đưa càng nhiều người vào đỉnh phễu càng tốt, và hạn chế tối đa tình trạng “rò rỉ” giữa mỗi tầng của phễu. Tất nhiên, con đường để đạt được điều đó phức tạp hơn nhiều (nếu không thì các nhà tiếp thị đã thất nghiệp sạch!)

Nhưng có một điều chắc chắn: thực hiện truyền thông theo cách nhất quán và quen thuộc (dễ nhận diện) xuyên suốt các kênh marketing sẽ giúp thương hiệu xây dựng một hành trình khách hàng liền mạch hơn xuyên suốt phễu marketing của họ.

Bạn sẽ muốn bám sát vào sản phẩm và thương hiệu mà bạn đã tạo ra ở giai đoạn Awareness (nhận thức), rồi từ đó hướng khách hàng tiềm năng về phía đáy phễu. IMC đóng góp rất lớn vào công đoạn này.

Lấy Wise làm ví dụ. Bất kể khi nào hoặc bằng cách nào bạn thấy quảng cáo của họ, nó sẽ luôn xoay quanh việc những hứa hẹn của công ty về tỷ giá hối đoái tốt nhất thị trường và các dịch vụ chuyển tiền cũng như giao dịch của họ không đi kèm phí ẩn nào. Đi kèm với đó là một màu xanh dương mát mắt – màu đặc trưng của thương hiệu Wise.

Dưới đây là một phần trang landing của Wise, mà bạn sẽ được đưa đến khi bấm vào kết quả tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm. Đây là đỉnh phễu.

word image 18151 3

Và đây là một ví dụ về chiến dịch PR của Wise:

Cuối cùng, đây là một vài quảng cáo tìm kiếm PPC được ghé thăm nhiều nhất mà người tiêu dùng có thể thấy khi đi sâu vào phễu (tại Anh):

word image 18151 4

IMC hỗ trợ xây dựng thương hiệu

Chúng ta sẽ mở rộng một số điểm đã đề cập ở trên. Truyền thông theo một cách nhất quán và quen thuộc là một phần lớn trong xây dựng thương hiệu. Bạn muốn mọi người nối các chấm điểm giữa các chiến dịch mà bạn đang thực hiện để xây dựng và tăng cường sợi dây liên kết giữa họ và thương hiệu của bạn.

Điều hiển nhiên là, bạn nên tìm cách đưa ra được thông điệp phù hợp ở thời điểm phù hợp. Nhưng chìa khóa để xây dựng thương hiệu nằm ở chỗ làm sao tích hợp tất cả các kênh truyền thông với bộ mã thương hiệu để tăng cường dấu hiệu nhận biết của thương hiệu.

Một bộ mã thương hiệu, hay tài sản đặc biệt, là bất kỳ thứ gì mà bạn sử dụng thường xuyên và nhất quán trong hoạt động truyền thông. Hệ thống hóa hoạt động truyền thông là một phần trong quá trình tích hợp nó vào marketing. Nhờ đó, bạn có thể liên kết tất cả các chiến dịch của mình một cách hiệu quả hơn, duy trì những đặc điểm riêng, và làm nổi bật hình ảnh thương hiệu.

Mã thương hiệu phổ biến nhất là logo. Mọi công ty đều có logo. Tuy nhiên bản thân logo không làm được gì. Hầu hết công ty còn áp dụng một phong cách thị giác (visual style) nhất định – đó là mấu chốt. Bạn phải có tổng cộng khoảng từ 3 – 5 mã thương hiệu.

Ví dụ, trang Ahrefs sử dụng logo kết hợp màu xanh da trời, cùng hai mã thương hiệu khác. Đầu tiên là font chữ tùy biến:

word image 18151 5

Tiếp theo là mascot anh chàng có bộ râu, thường đồng hành cùng một chú chó corgi:

word image 18151 6

Một điểm cuối cùng cần đề cập đến, liên quan mã thương hiệu và IMC, là khi bạn bắt đầu cho rằng mình đang đưa mã thương hiệu vào hoạt động truyền thông với tần suất quá cao, thì hoạt động truyền thông càng được hệ thống hóa. Là các nhà tiếp thị, chúng ta nhìn nhận vấn đề này khác với nhóm đối tượng mục tiêu. Thứ khiến chúng ta có cảm giác quá tải lại là ngưỡng để mọi người chú ý nhiều hơn đến mã thương hiệu.

Sử dụng kết hợp các kênh marketing một cách hợp lý sẽ giúp cải thiện tính hiệu quả của chiến dịch marketing

IMC thay đổi suy nghĩ của bạn về những kênh marketing đang sử dụng và cách sử dụng chúng. Hiện nay có vô số cách để tiếp cận người tiêu dùng cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Nhưng trừ khi bạn đang bán sản phẩm cho thị trường đại chúng, bạn nên cẩn trọng với lựa chọn của mình. Bạn không thể quảng cáo một sản phẩm B2B công nghiệp trên TikTok, và rất khó để tích hợp nó với các kênh truyền thông khác của bạn.

Mặt khác, bạn nên tìm cách đẩy mạnh sự hiện diện trên tất cả các kênh và phương tiện liên quan. Nghiên cứu cho thấy càng sử dụng nhiều kênh phương tiện, hiệu quả của chiến dịch càng cao. Nói thì dễ, xét nguồn tài nguyên hạn chế mà mọi công ty phải đối mặt.

Nhưng nhân tiện đang nói về tài nguyên: thông thường, hướng tiếp cận lý tưởng nhất để tích hợp truyền thông là chi ra 60% ngân sách vào xây dựng thương hiệu và 40% còn lại vào nâng cao doanh thu. Kết luận này được đưa ra dựa trên một trong những nghiên cứu quý giá và đầy đủ nhất về marketing được thực hiện trong vòng 2 thập kỷ vừa qua.

word image 18151 7

Các kênh marketing của bạn nên phản ánh tỷ lệ 60:40 này. Một số kênh sẽ phù hợp hơn cho việc xây dựng thương hiệu (ví dụ TV, billboard, quảng cáo YouTube), trong khi số khác phù hợp hơn cho việc tăng doanh thu (quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo remarketing). Sẽ có những kênh trùng lặp về mục đích, nên đừng ngại thử để biết chính xác mình cần gì.

IMC góp phần giúp các kênh marketing củng cố lẫn nhau

Khi làm truyền thông một cách hợp lý, các kênh marketing sẽ có thể giúp lẫn nhau trở nên mạnh mẽ hơn trong quá trình công ty phát triển. Khái niệm “Bánh đà marketing” này được đưa ra bởi Rand Fishkin, và để hiểu rõ hơn, bạn nên nghiên cứu mô hình bánh đà này:

word image 18151 8

Miễn là các kênh marketing của bạn được tích hợp một cách hợp lý, bạn có thể tận dụng được hiệu ứng bánh đà này.

2 ví dụ về IMC

Ở trên là lý thuyết, còn bên dưới chúng ta sẽ tìm hiểu 2 ví dụ cụ thể về IMC trong thực tế.

Patagonia – Phản ánh chân thực lập trường của công ty

Không nhiều công ty có hướng tiếp cận giống Patagonia, một thương hiệu phản ánh giá trị cốt lõi trong cả truyền thông lẫn hành động.

Patagonia liên tục đạt được thành công khi tuyên bố quan tâm đến hành tinh và tính bền vững của môi trường. Ví dụ, đây là quảng cáo hôm Black Friday của họ:

word image 18151 9

Đôi lúc họ còn làm điều không ai nghĩ đến, như cắt bớt một trong các kênh quảng cáo chính (Facebook):

word image 18151 10

Rõ ràng điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và đi ngược lại với triết lý tận dụng càng nhiều kênh marketing phù hợp càng tốt. Nhưng nó lại giúp tăng cường hình ảnh thương hiệu và giúp công ty khẳng định được giá trị thật sự của mình.

Nếu chừng đó là chưa đủ, Patagonia còn có những động thái liên quan chính trị khá đúng thời điểm. Ví dụ, họ kiện chính quyền cựu tổng thống Donald Trump nhằm hỗ trợ cho chiến dịch vì môi trường với thông điệp sau:

word image 18151 11

Không rõ hoạt động này có ảnh hưởng đến doanh thu hay không, nhưng có một điều khá rõ ràng: Patagonia luôn kiên định và tin tưởng vào lập trường của mình. Không nhiều công ty bán hàng hóa cao cấp làm được điều đó.

Sephora – Ông trùm về hệ thống hóa truyền thông

Bạn có nhớ ở trên có nói về việc đưa quá nhiều mã thương hiệu vào truyền thông sẽ khiến người tiêu dùng bị quá tải không? Sephora làm điều đó cực tốt khi tối đa hóa sự hiện diện của tài sản đặc biệt của họ.

Đầu tiên, họ cẩn thận lựa chọn bảng màu cho mã thương hiệu:

word image 18151 12

Sephora tận dụng tên gọi, logo chữ “S” uốn cong (một số người cho rằng đó là hình ảnh ngọn lửa), các sọc đen và trắng, và màu đỏ làm yếu tố tương phản. Chúng rất đơn giản nhưng lại cực kỳ hợp lý khi nhìn tổng thể hoạt động truyền thông của thương hiệu này.

Đây là một trong những quảng cáo trên Facebook của họ:

word image 18151 13

Về cơ bản, khi đối tượng mục tiêu thấy một quảng cáo mỹ phẩm với nền đen, xen kẽ trắng, và một số phần màu đỏ, Sephora chắc chắn là cái tên xuất hiện trong đầu đa số bọn họ – và họ có thể chẳng cần phải xem chi tiết quảng cáo để biết điều đó.

Nhưng những gì Sephora thể hiện ngoài đời thực thậm chí còn tốt hơn (từ góc nhìn truyền thông và thương hiệu). Cửa hàng của họ có thiết kế được xếp vào hàng đẳng cấp:

word image 18151 14

Và bạn có thể thấy khách hàng của Sephora cầm trên tay những thứ này:

word image 18151 15

Một chiếc túi giấy đơn giản cũng có thể là công cụ để tích hợp vào chiến lược truyền thông của bạn!

Để kết lại, dưới đây là một quảng cáo với định dạng khá lạ thường của Sephora:

Tạm kết

Dưới đây là 4 điểm tổng kết về tầm quan trọng của IMC và cách tối ưu để tận dụng nó:

  • Luôn nhất quán trong thông điệp đưa ra
  • Kết hợp tất cả các kênh marketing của bạn để đạt thành công trong dài hạn
  • Càng sử dụng nhiều kênh, càng tốt – miễn là bạn tìm được đối tượng mục tiêu ở các kênh đó
  • Chia ngân sách marketing theo tỷ lệ 60% xây dựng thương hiệu và 40% để tăng doanh thu ngắn hạn.

Về cơ bản, nếu bạn có một chiến lược marketing tốt dựa trên nghiên cứu thị trường vững chắc, bạn sẽ làm tốt IMC mà không hề biết rằng bản thân đang làm IMC!

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “IMC là gì”

Imc là công ty gì Imc trong Marketing là gì
Imc plan là gì Công cụ IMC
Imc gồm những gì Tại sao các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng IMC
Imc la viết tắt của từ gì chiến lược imc của coca-cola

Bài viết liên quan

Inbound Marketing là gì? Những điều cần biết về Inbound Marketing

Insight trong Marketing là gì? Phương pháp tìm kiếm insight khách hàng

Nhân khẩu học trong Marketing là gì? Ứng dụng liên quan