Lỗi 503 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Lỗi 503 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 1

Hầu hết người dùng, ở một thời điểm nào đó, cũng sẽ gặp phải một trang web bị lỗi với thông báo “HTTP error 503”. Nhưng HTTP error 503 là gì?

Đây là một lỗi xảy ra khi trình duyệt của bạn truy cập vào một website không thể thiết lập kết nối đến máy chủ của nó.

Bạn có thể nhầm lẫn lỗi này với lỗi “502 bad gateway”, nhưng trên thực tế, lỗi 503 báo hiệu một vấn đề đáng quan ngại hơn, đặc biệt với những người chưa có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT.

Đôi lúc, chỉ cần làm mới trang là đã đủ để sửa lỗi, nhưng đây không phải là phương pháp giải quyết tận gốc vấn đề.

Bạn có thể cần tìm nguyên nhân của lỗi trong mạng máy tính đang quản lý, và trong đại đa số trường hợp, lỗi 503 bắt nguồn từ những vấn đề với máy chủ web mà trình duyệt đang cố tiếp cận. Nếu đúng như vậy, một người dùng thông thường không thể làm gì nhiều ngoài việc liên hệ với admin điều hành trang (đó là nếu bạn may mắn có được thông tin liên hệ cần thiết!).

Lỗi HTTP error 503 có nghĩa gì?

Khi bạn thấy lỗi 503, có nghĩa là điều gì đó đã ngăn trình duyệt của bạn truy cập máy chủ của website bị ảnh hưởng, và thông thường, chính bản thân máy chủ đang gặp lỗi.

Năm 2021, rất nhiều website phổ biến đã gặp lỗi 503 do sự cố sập Fastly.

Các trang web bị ảnh hưởng bao gồm tất cả các website đuôi “gov.uk”, các trang bán lẻ trực tuyến như Amazon và eBay, cũng như các diễn đàn internet như Reddit, và các trang tin như Bloomberg News, CNN, The Guardian.

Nguyên nhân của lỗi HTTP error 503?

Xác định gốc rễ của lỗi 503 có thể rất khó. Dẫu vậy, có một số nguyên nhân phổ biến mà bạn nên biết.

Trong đại đa số trường hợp, lỗi 503 xảy ra khi một website không thể kết nối với máy chủ của nó, do máy chủ đang bảo trì hoặc các vấn đề kỹ thuật khác, hoặc do đang bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).

Không như lỗi HTTP error 400, khả năng lỗi 503 xảy ra do sự cố từ máy khách – như gõ nhầm URL – là hầu như không thể.

Các sự cố kỹ thuật xảy ra nhiều lần mỗi tháng có thể đặc biệt khó chịu, và việc website bị lỗi kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tài chính nghiêm trọng cho doanh nghiệp – đặc biệt nếu doanh nghiệp dựa vào lưu lượng truy cập hay các đơn hàng thực hiện qua thương mại điện tử.

Những đợt sập máy chủ kéo dài, như vụ Atlassian suốt 2 tuần vào năm 2022, có thể khiến khách hàng bất mãn và gây thiệt hại cho uy tín của doanh nghiệp.

Nếu bạn phát hiện ra website của mình bị lỗi HTTP error 503, đã đến lúc cân nhắc chuyển sang một nhà cung cấp host khác. Nếu bạn muốn host miễn phí, giá rẻ, hoặc nặc danh, thì có khá nhiều lựa chọn tốt dành cho bạn.

Dù lỗi 503 có thể làm sụt giảm số lượng khách hàng ghé thăm trang, sự gia tăng nhanh chóng lượng khách ghé thăm cũng góp phần gây ra lỗi này, như vào các dịp sale lễ hội. Trong các trường hợp đó, máy chủ vẫn kết nối được, nhưng không đủ sức đáp ứng yêu cầu của quá nhiều người dùng cùng lúc.

Các ứng dụng web bị cấu hình sai cũng khiến lỗi 503 xuất hiện, ví dụ như một plugin bị xung đột với hệ thống WordPress, hay lỗi DNS (có thể do máy chủ cấu hình sai hoặc do chính bản thân DNS).

Lỗi 503 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 2

Cách sửa lỗi HTTP error 503

Như đã nói ở trên, làm mới lại trang là cách nhanh nhất để khôi phục website (kết hợp cùng…cầu nguyện nữa!). Tuy nhiên còn có nhiều bước khác mà bạn cần thực hiện để chắc chắn vấn đề không tiếp diễn.

Bạn có thể khởi động lại PC hoặc router. Có thể cấu hình phần cứng của bạn có vấn đề – lúc này lỗi “Service Unavailable – DNS Failure” sẽ xuất hiện. Cách khắc phục đơn giản đến bất ngờ là khởi động lại thiết bị.

Bạn cũng có thể chọn một máy chủ DNS khác nếu phát hiện có vấn đề với máy chủ DNS hiện tại.

Bạn không thể làm gì nếu lỗi 503 xuất phát từ phía máy chủ. Lúc này trách nhiệm thuộc về các quản trị viên IT của trang – họ cần tìm lỗi và khắc phục chúng bởi người dùng có thể bực bội khi liên tục thấy lỗi HTTP error 503. Giả sử bạn là quản trị viên IT và cần cài đặt một bản cập nhật khẩn cấp cho trang? Hãy lên lịch cụ thể, khi nào lưu lượng truy cập ở mức thấp, để đảm bảo không có quá nhiều người dùng gặp lỗi khi ghé thăm trang.

Nếu website của bạn thường gặp lỗi 503 khi lưu lượng truy cập tăng cao, có nghĩa là bạn cần đầu tư mạnh hơn vào tài nguyên máy chủ web đang dùng.

Để ngăn các sự cố trong tương lai, bạn cũng nên đầu tư thêm các biện pháp bảo mật và tăng tần suất cài đặt các bản vá. Bảo vệ trước các cuộc tấn công DDoS là giải pháp được rất nhiều nhà cung cấp host cung cấp cho người dùng, trong đó bao gồm một số biện pháp như chỉ cho phép một lượng người dùng nhất định truy cập trang vào các thời điểm cụ thể.

Cuối cùng, nếu lỗi 503 xuất phát từ lỗi lập trình, bạn sẽ cần nghiên cứu kỹ hơn nữa để tìm ra nguồn gốc và giải quyết triệt để nó.

MiraWEB – Tạo website tự động bằng AI trong 30 giây

  • Bằng công nghệ AI, MiraWEB sẽ tạo ra một trang web chuyên nghiệp với ý tưởng của riêng bạn chỉ với vài cú click
  • Không cần phải có kiến thức về lập trình hay thiết kế, website của bạn sẽ được tối ưu nội dung và hình ảnh chỉ trong giây lát

TRẢI NGHIỆM NGAY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Lỗi 503”

503 Service Temporarily Unavailable
Lỗi 503 Service Temporarily Unavailable http error 503. the service is unavailable. 503 Error 
503 Service temporarily Unavailable nginx Cách khắc phục lỗi 503 trên điện thoại Lỗi 503 điện thoại HTTP 503

Bài liên quan