Mô hình Aida là gì? Ứng dụng của Aida trong Marketing Online

Mô hình AIDA – vốn được sử dụng để truy dấu hành trình khách hàng thông qua các tiêu chí Awareness (nhận thức), Interest (hứng thú), Desire (mong muốn), và Action (hành động) – có lẽ là mô hình tiếp thị nổi tiếng nhất trong tất cả các mô hình tiếp thị hàng đầu hiện nay.

Nhiều nhà tiếp thị tin dùng AIDA mỗi ngày, dù là có chủ ý hay theo thói quen, nhằm hoạch định chiến lược truyền thông tiếp thị.

Mô hình AIDA là gì và ứng dụng trong thực tế 1

Mô hình AIDA là gì?

Mô hình AIDA xác định các giai đoạn nhận thức mà một cá nhân trải qua xuyên suốt quá trình mua sắm một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó là một chiếc phễu mua sắm, trong đó người mua liên tục đi qua từng giai đoạn nhằm hỗ trợ họ trong việc đưa ra quyết định mua sắm cuối cùng.

Quá trình mua bán hiện nay không còn là mối quan hệ thuần túy giữa người mua và công ty, bởi truyền thông xã hội đã góp phần mở rộng mối quan hệ này nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau của AIDA, thông qua các thông tin được thêm vào bởi các khách hàng khác thông qua các nền tảng mạng xã hội và các cộng đồng khác.

AIDA là viết tắt của điều gì?

  • Awareness (nhận thức): xây dựng nhận thức hoặc mối liên kết thương hiệu với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Interest (hứng thú): tạo ra những hứng thú có lợi cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và hứng thú đó phải đủ mạnh mẽ để khuyến khích người mua bắt đầu nghiên cứu sâu hơn.
  • Desire (mong muốn): đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua một “mối liên hệ cảm xúc”, thể hiện tính cách thương hiệu của bạn. Đưa người tiêu dùng từ “thích” sang “muốn”.
  • Action (hành động): là call-to-action – làm cho người mua tương tác với công ty của bạn và thực hiện bước tiếp theo, ví dụ tải về brochure, gọi điện thoại, đăng ký nhận newsletter, hoặc tham gia vào live chat…
  • Retention (giữ chân): đây là mấu chốt để upsell, cross-sell, giới thiệu cho khách hàng khác, ủng hộ thương hiệu của bạn… Để giữ chân khách hàng, công ty phải tập trung mang lại giá trị lâu dài (LTV).

Retention (viết tắt là “R”) là một yếu tố đôi lúc được các nhà tiếp thị thêm vào mô hình AIDA để thể hiện tầm quan trọng của việc liên tục xây dựng mối quan hệ với khách hàng – từ đó ta có mô hình AIDAR. Nó cũng tương tự như yếu tố “Engage” (tương tác) trong mô hình phễu RACE bên dưới.

Mô hình AIDA là gì và ứng dụng trong thực tế 2

Cách vận dụng mô hình AIDA

Phễu AIDA có thể được xem như một mô hình truyền thông thay vì là một mô hình hỗ trợ đưa ra quyết định. Các công ty sử dụng AIDA để xác định cách thức và thời điểm thực hiện truyền thông trong mỗi giai đoạn của hành trình khách hàng. Người tiêu dùng sẽ sử dụng các nền tảng khác nhau, tương tác tại những điểm chạm khác nhau, và đòi hỏi thông tin khác nhau xuyên suốt các giai đoạn từ nhiều nguồn đa dạng.

Do đó, cơ bản nhất, bạn có thể sử dụng mô hình AIDA để giúp hoạch định các chiến dịch truyền thông chọn lọc và hướng mục tiêu.

Hãy tự hỏi những câu hỏi mấu chốt sau xuyên suốt các giai đoạn:

  • Awareness: làm cách nào để khiến người mua biết về các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Chiến lược tiếp cận của bạn là gì? Chiến dịch nhận thức thương hiệu của bạn là gì? Những công cụ hoặc nền tảng nào cần sử dụng? Thông điệp nên là gì?
  • Interest: làm cách nào để tạo sự hứng thú ở khách hàng? Chiến lược nội dung của bạn là gì? Có bằng chứng xã hội nào làm nền tảng để duy trì uy tín của bạn không? Cách thức và nơi đưa thông tin đến khách hàng, ví dụ như website, video, đánh giá của khách hàng…?
  • Desire: điều gì khiến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáng được mong ước? Tương tác cá nhân như thế nào để tạo dựng mối liên hệ cảm xúc? Chat trực tuyến? Phản hồi bình luận trên Twitter? Chia sẻ mẹo và lời khuyên?
  • Action: call-to-action là gì và nên đặt chúng ở đâu? Call-to-action có tạo điều kiện để người tiêu dùng kết nối với bạn một cách dễ dàng chưa, và người tiêu dùng có thể kỳ vọng chúng nằm ở vị trí nào? Suy nghĩ về những kênh/nền tảng tiếp thị bạn đang sử dụng và cách tương tác thông qua email, website, trang landing, gọi điện…
  • Retention: cần điều gì để duy trì sự trung thành thương hiệu? Ở giai đoạn nào cần khuyến khích điều này thông qua các phương thức trực tuyến và ngoại tuyến, và bằng cách nào?

Ví dụ về mô hình AIDA

Dưới đây là một ví dụ cho thấy công ty làm tóc Francesco Group để sử dụng mô hình AIDA để quảng bá cho salon mới của họ thành công như thế nào.

  • Awareness: chạy một chiến dịch PR trước ngày khai trương 4 tháng để quảng bá về phần thưởng, thợ làm tóc, chất lượng của dịch vụ…, và củng cố chiến dịch thông qua một chiến dịch DM nhắm đến các nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Interest: thực hiện một chiến dịch email trực tiếp, trong đó tặng một lượt tư vấn hoặc cắt tóc miễn phí. Công ty đã vận dụng các nghiên cứu trước đó để đưa ra nhận định rằng chiến dịch có khả năng thành công, bởi nữ giới sẽ trở nên trung thành với thương hiệu nếu khuyến mãi của bạn đưa ra đủ hấp dẫn.
  • Desire: gần đến ngày khai trương salon mới, công ty chạy các sự kiện mở hàng độc quyền, với loạt quảng cáo trên các tờ báo và các nhóm mạng xã hội địa phương. Điều này tạo được hiệu ứng lan truyền khiến mọi người đều muốn được mời và hào hứng muốn xem salon mới.
  • Action: các CTA rõ ràng được đặt trên trang Facebook (gọi để đặt chỗ), website (gọi để đặt lịch), và trên các quảng cáo (gọi để nhận khuyến mãi).

Ví dụ này không đề cập đến Retention, nhưng có nhiều cách để tăng sự trung thành thương hiệu, như khuyến khích đăng ký danh sách mail hoặc các nền tảng mạng xã hội, nhằm cập nhật tin tức về các chương trình khuyến mãi và các sự kiện, giảm giá đối với sản phẩm, khuyến mãi dựa trên tần suất sử dụng dịch vụ…

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Mô hình AIDA”

Mô hình AIDA của Vinamilk
Ví dụ về mô hình AIDA Mô hình AIDA của Nike Mô hình AIDA của Coca Cola
Mô hình AIDA của Grab Mô hình AIDA của Pepsi Ưu nhược điểm của mô hình AIDA Mô hình AIDA của Netflix

Bài liên quan

Một bình luận

Đã tắt bình luận.