Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương?

Các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương – theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, và Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại… ban hành ngày 15/11/2013.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ cũng như còn những thắc mắc liên quan quy định này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin chi tiết hơn về các quy trình và thủ tục đăng ký website với Bộ Công thương.

Website nào cần đăng ký với Bộ Công thương

Các website cung cấp dịch vụ TMĐT – tức các website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại – sẽ nằm trong nhóm phải đăng ký với Bộ Công thương.

Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công thương 2

Website cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm các loại:

  • Sàn giao dịch TMĐT: là website mà người dùng được phép đăng tin rao vặt, mua bán, trao đổi (chotot.vn, 5giay.vn…), hoặc tạo gian hàng trực tuyến (vatgia, enbac…), hoặc thay mặt người dùng thực hiện hoạt động bán hàng và thu phí dịch vụ.
  • Website khuyến mại trực tuyến: là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện các chương trình khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại. Ví dụ: www.vietbox.vn, www.hotdeal.vn, ebay.vn
  • Website đấu giá trực tuyến: là website TMĐT cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình. Ví dụ: www.handheld.com.vn, hotdeal.vn, cungmua.vn,…

Ngoài ra, cũng cần nhắc đến các ứng dụng di động cung cấp dịch vụ TMĐT – tức là ứng dụng TMĐT trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch TMĐT, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến. Ví dụ: Săn Ship – HeyU.

Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công thương?

Như đã đề cập ở trên, đăng ký website với Bộ Công thương là quy định bắt buộc đối với các website nằm trong diện đăng ký. Nếu không chấp hành, thương nhân, cá nhân hoặc tổ chức sở hữu website có thể phải đối mặt với một số vấn đề sau:

Bị phạt tiền không đáng có

Bạn sẽ bị phạt tiền nếu không đăng ký website với Bộ Công thương. Thông tin khai báo cũng cần chính xác để hạn chế rủi ro pháp lý sau này. Cụ thể:

Thương nhân, cá nhân, tổ chức xây dựng website bán hàng khi vi phạm có thể bị phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ đối với hành vi: “Thiết lập website TMĐT bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định” (Căn cứ Điểm a, Khoản 3, Điều 81, Hành vi vi phạm về thiết lập website TMĐT hoặc ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động)

Không chỉ vậy, khi đăng ký website với Bộ Công thương, nếu có sai sót hoặc cố ý gian dối trong cung cấp, bổ sung, sửa đổi thông tin, mức phạt có thể dao động từ 10.000.000 – 30.000.000 VNĐ tuỳ mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

  • Phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ trong trường hợp không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc ứng dụng dịch vụ TMĐT đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
  • Phạt từ 20.000.000 – 30.000.000 VNĐ nếu cá nhân, doanh nghiệp có những hành vi như gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc ứng dụng dịch vụ TMĐT.

Cải thiện uy tín của website doanh nghiệp

Sau khi đăng ký website với Bộ Công thương thành công, doanh nghiệp có thể đính logo nhúng liên kết đến trang xác nhận đã đăng ký của Bộ Công thương.

Logo xác thực “chính chủ” từ Bộ Công thương được xem là bằng chứng khẳng định những thông tin mà doanh nghiệp, cá nhân cung cấp cho Bộ Công thương đã qua kiểm duyệt, và khách hàng có thể tin tưởng vào độ xác thực của website mà doanh nghiệp, cá nhân tạo ra để kinh doanh.

Tạo dựng được lòng tin từ khách hàng là một trong những cách tốt nhất để cải thiện uy tín của website doanh nghiệp.

Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công thương 3

Khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, cá nhân

Hoàn thành đăng ký với Bộ Công Thương đồng nghĩa website, cụ thể hơn là doanh nghiệp, cá nhân lập ra website, đã tuân thủ các quy định của Bộ Công thương và được xác nhận, kiểm duyệt về độ chính xác.

Đây là cơ sở để khách hàng có những căn cứ xác thực, từ đó tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân bán hàng, giúp người tiêu dùng an tâm và tin tưởng vào thương hiệu của Nhà bán hàng hơn, bởi trong một thị trường với vô số doanh nghiệp, cá nhân bán hàng, việc có sự xác nhận của Bộ Công thương là một điều cần thiết để khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường.

Kết luận

Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của việc phải đăng ký website với Bộ Công thương, nhằm tránh được những hậu quá pháp lý không đáng có cũng như tạo dựng niềm tin đối với khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “đăng ký website”

Cách đăng ký website bán hàng
Cách đăng ký website với Bộ Công Thương  Dịch vụ đăng ký website Thông báo và đăng ký website
Phí đăng ký website với Bộ Công thương Đăng ký website miễn phí Dịch vụ đăng ký website thương mại điện tử Thông báo website

Bài liên quan